DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

ĐỘNG SẢN - BẤT ĐỘNG SẢN DƯỚI CÁI NHÌN MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

 

Tài sản là vấn đề trung tâm , cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) xác định rõ: “ tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Ngoài ra , BLDS 2015 cũng đưa ra nhiều tiêu chí nhằm xác định tài sản đó là động sản hay bất động sản nhằm phục vụ cho việc tối ưu hóa thủ tục đăng kí, xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, xác đinh thời hạn, thời hiệu và một số thủ tục khác trong pháp luật hợp đồng, xác định quyền năng của chủ thể đối với tài sản đó,… Về cơ bản để xét tài sản đó là động sản hay bất động sản, ta có thể dặ vào một số tiêu chí, sự khác biệt sau:

Đặc điểm so sánh Bất động sản Động sản
Đối tượng

Đối tượng được xếp vào là bất động sản có phạm vi khá hẹp. Theo khoản 1, điều 107, BLDS 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những tài sản kể trên, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật Kinh doanh Bất động sản.

Đối tượng được xếp vào là động sản có phạm vi khá rộng.

BLDS 2015 không liệt kê như trường hợp bất động sản mà quy định: “ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

Tính chất đặc thù

Là những tài sản không thể di dời được

Là những tài sản có thể di dời được

Đăng kí quyền tài sản Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng kí theo quy định của BLDS 2015 và pháp luật về đăng kí tài sản. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản không phái đăng kí, trừ một số trường hợp pháp luật quy định.


Cần lưu ý, khái niệm “quyền tài sản” được nhắc đến ở đây không chỉ có quyền sở hữu mà còn bao gồm nhiều quyền tài sản khác như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt,…

Khi nào động sản trở thành bất động sản và ngược lại? 

Trường hợp này có thể xảy ra bởi sự thay đổi tính chất đặc thù của tài sản - tính di dời của tài sản đó. Cụ thể như một số thiết bị trong nhà khi chưa được lắp đặt vào không gian, có thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác thì được xếp là động sản. Nhưng khi chúng được gắn vào không gian nhà, công trình xây dựng, tức chúng hiện tại đã mất đi đặc tính di dời nên được xếp vào nhóm bất động sản hay còn gọi tài sản gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng. Tuy nhiên, bất động sản này không phải luôn là cố định. Bởi lẽ chúng có thể được tháo rời khỏi bất động sản và di chuyển đến nơi khác. Khi chúng không còn gắn liền với bất động sản tức khi xuất hiện tính di dời thì chúng không còn là bất động sản nữa, mà xếp vào là động sản. Do vậy, khi xác định tài sản là động sản hay bất động sản, không chỉ dừng lại ở việc tài sản đó là gì,có được liệt kê trong nhóm bất động sản hay không mà còn phải xét về đặc tính di dời của nó.

  •  72654
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…