DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt "địa dịch" và "quyền đối với bất động sản liền kề"

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua đến khái niệm “địa dịch”. Trong dự thảo BLDS 2015 trình Quốc hội cũng sử dụng thuật ngữ địa dịch thay cho thuật ngữ “quyền đối với bất động sản liền kề” quy định tại BLDS 2005. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã không được thông qua, và thuật ngữ “quyền đối với bất động sản liền kề” vẫn tiếp tục được sử dụng.

Nguyên nhân là do, các đại biểu cho rằng thuật ngữ “địa dịch” không phù hợp vì địa là đất nhưng có những thứ không liên quan đến đất như đường điện trong không trung, cấp, thoát nước, cấp khí ga… vẫn được xác định là nội hàm của quyền này.  Hơn nữa, từ “dịch” cũng rất tối nghĩa. Trong khi đó, “quyền đối với bất động sản liền kề” tuy dài nhưng lại khá dễ hiểu, dễ sử dụng.

Thực ra, thuật ngữ “địa dịch” đã tồn tại khá lâu và thường được những người học luật, nghiên cứu luật sử dụng chứ không được biết đến rộng rãi như “quyền đối với bất động sản liền kề”. Chữ “dịch” trong thuật ngữ “địa dịch” được hiểu là dịch quyền: quyền của chủ thể được thực hiện trên tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác. Luật La Mã cổ đại thì cho rằng địa dịch là việc một bất động sản chịu sự khai thác của chủ sở hữu một bất động sản khác trong điều kiện bất động sản tồn tại cố định trong cộng đồng láng giềng. Tuy nhiên, thuật ngữ “địa dịch” không thực sự đồng nghĩa với thuật ngữ “quyền đối với bất động sản liền kề” vì địa dịch còn có thể bị ràng buộc bởi hai bất động sản xa nhau chứ không nhất thiết là liền kề.

Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn sinh viên, đặc biệt khuyến khích các bạn có sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề này cmt cho ý kiến nha!

  •  14231
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…