DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt đặc xá với đại xá

Đặc xá, đại xá thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội hình sự và có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội.  Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt[1]; đại xã cũng là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước nhưng do Quốc hội quyết định[2].

Sau đây là những điểm khác biệt của đặc xá với đại xá về thẩm quyền, nôi dung, phạm vi và hậu quả pháp lý.

 

Đại xá

Đặc xá

1. Thẩm quyền

Quốc hội

(Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 11)

Chủ tịch nước

(Hiến pháp 2013, điều 88, khoản 3)

2. Nội dung

Thông thường căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào.

Người phạm tội thực hiện những hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; Nếu đã bị tuyên hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích; nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích.

Đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn) của người bị kết án.

Việc xét đặc xá bao gồm xét đặc xá tha tù và xét ân giảm án tử hình, có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi hành án phạt tù; người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước.

Chế định đặc xá nhằm khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành con người có ích cho xã hội.

3. Phạm vi

Được áp dụng đối với một hoặc một số hành vi phạm tội nhất định, theo đó, hàng loạt người đã thực hiện hành vi được xác định trong quyết định đại xá sẽ được tha, miễn trách nhiệm hình sự.

Điều này có nghĩa đại xá được thi hành rộng rãi, tuy nhiên, vẫn có loại trừ một số tội phạm nguy hiểm mà nếu tha sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia.

* Ví dụ: Thông tư Liên Bộ Nội vụ - Công an – Tư pháp số 80-TT/LB ngày 6/12/1958[3] có quy định:

Những người phạm tội và bị xử phạt trước ngày 9/10/1954 đều được đại xá và được khôi phục công quyền. Riêng mấy loại phạm nhân sau đây không được đại xá là: địa chủ cường hào gian ác, bọn có nhiều nợ máu với nhân dân, bọn côn đồ chưa thực sự cải tạo.

Phạm vi áp dụng hẹp hơn đại xá, được quy định cụ thể tại Luật đặc xá 2007, điều 10, 11, 21.

 

4. Hậu quả pháp lý

Dù đang ở trong giai đoạn nào từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều được tha tội hoàn toàn, có nghĩa sẽ được trả tự do ngay, phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi như không phạm tội.

Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình.

Quyết định đặc xá chỉ tính trong giai đoạn đang thi hành án phạt tù và người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lí lịch tư pháp.

Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý chân thành từ quý thành viên!



[1] Khoản 1 điều 3 Luật đặc xá năm 2007.

[2] Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào đại xá.

 

  •  49727
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…