DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

Văn bản căn cứ:

- Bộ luật Lao động 2012;

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) là những chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc do Nhà nước tổ chức mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) phải tham gia, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Giữa 02 chế độ BHXH bắt buộc này có một số điểm khác biệt sau:

TIÊU CHÍ

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Điều kiện hưởng chế độ

- Bị ốm đau, tai nạn (không phải TNLĐ) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

- Có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ;

+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

2. Thời gian nghỉ chế độ

- Điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

+ 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

- Công việc nặng nhọc, độc hại:

- 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm;

- 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

*Riêng nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Không quy định.

Nhưng nghỉ quá 12 tháng thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (không xác định thời hạn).

3. Mức hưởng trong thời gian nghỉ chế độ

Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Hết 180 ngày mà vẫn ốm thì được hưởng tiếp nhưng tối đa bằng thời gian tham gia BHXH.

 

- Được NSDLĐ trả đủ tiền lương.

- Mức trợ cấp 01 lần (Suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%).

- Mức trợ cấp hằng tháng (Suy giảm khả năng lao động từ 30 – 81%).

- Trợ cấp phục vụ (Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần).

4. Trợ cấp khác

Không.

Trợ cấp một lần khi chết.

5. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Không.

Có. Khi tổn thương các chức năng trong cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt.

6. Hồ sơ hưởng chế độ

Giấy ra viện (GCN nghỉ việc hưởng BHXH); Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau; …

Sổ BHXH; Giấy ra viện;  Biên bản hiện trường nơi sảy ra TNLD; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; …

7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Không.

Có.

 

  •  21072
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…