DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự

Phân biệt các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự

Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS) gồm 13 tội danh. Tội xâm phạm sở hữu có thể được phân thành ba nhóm: nhóm các tội có tính chất chiếm đoạt; nhóm tội có mục đích tư lợi nhưng không có tính chiếm đoạt và nhóm tội không có mục đích tư lợi, không tính chiếm đoạt.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số tiêu chí phân biệt các các cặp tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt dễ bị nhầm lẫn trong BLHS, nếu có gì cần bổ sung, khuất mắc mọi người cmt bên dưới bài viết nhé!

STT

Tiêu chí phân biệt

Cặp tội dễ bị nhầm lẫn

1

 

Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)

Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS)

 

 

Hành vi

 - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

- Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát.

- Trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.

Trạng thái của nạn nhân

Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Không kịp trở tay.

 

Xem chi tiết tại đây

2

 

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)

Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)

 

 

Hành vi

- Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác, tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.

- Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian.

 - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.

Trạng thái của nạn nhân

Nạn nhân vẫn có thời gian để chống cự, không ngay lập tức mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản.

Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

3  

Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS)

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS)

  Hành vi

- Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát.

 - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

 - Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường, không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản.

Trạng thái của nạn nhân Không kịp trở tay. Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản.

4

 

 Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS)

 

 

Hành vi

- Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản một cách lén lút.

 - Hành vi lén lút đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà không nhất thiết phải lén lút với tất cả mọi người.

 - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

Trạng thái của nạn nhân

Chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết, mất cảnh giác.

Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản.

5

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS)

 

 

Hành vi

Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

- Có thể có ý định chiếm đoạt tài sản sau khi có được tài sản (khác với lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có ý định chiếm đoạt ngay từ đầu).

Trạng thái của nạn nhân

Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội.

Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội.

 

Xem chi tiết tại đây

 

  •  20705
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…