DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong các lĩnh vực về công chứng, di chúc, thừa kế

Việc hiểu nhầm các thuật ngữ trong pháp luật có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau, thậm chí có những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong công chứng, di chúc, thừa kế

*Bảng phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn

Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn

Giải thích

1

Văn phòng

công chứng

- Điều 22 Luật công chứng 2014 định nghĩa: Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Phòng công chứng

- Điều 19 Luật công chứng 2014 định nghĩa: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

- Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2

Thời hạn

- Có thể hiểu thời hạn là một khoảng thời gian từ thời điểm này đến thời điểm khác

- Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước

- Có thể gia hạn thêm thời hạn trong một vài trường hợp khi thời hạn đã hết

Thời hiệu

- Là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định

- Được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đa số là áp dụng đối với tòa án, cơ quan điều tra hay viện kiểm sát

- Thời hiệu hết thì không được gia hạn

3

Công chứng

- Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

- Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện, cụ thể là phòng công chứng và văn phòng công chứng

- Mang tính pháp lý cao hơn do bảo đảm nội dung khi thực hiện công chứng

Chứng thực

- Khoản 2 3 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP liệt kê chứng thực thành 03 trường hợp như sau:

+ “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

- Chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện

- Không đề cập đến nội dung, chỉ chứng nhận sự việc, chủ yếu chứng thực về mặt hình thức

4

Giám hộ

-  Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 quy định giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Bao gồm: người giám hộ của người chưa thành niên, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự và người giám hộ được chỉ định.

Đại diện

- Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự quy định đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

- Bao gồm: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

5

Thừa kế theo di chúc

- Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết

- Có thể lập di chúc bằng miệng hoặc lập văn bản (quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015)

Thừa kế

theo pháp luật

- Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (theo quy định Điều 649 Bộ luật dân sự 2015)

- Được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc thể hiện ý chí nguyện vọng để lại di sản trước khi chết

- Phải có văn bản thỏa thuận được công chứng khi phân chia di sản, trường hợp xảy ra tranh chấp thì theo quyết định của Tòa án

 

  •  4057
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…