DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt các loại hình cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

Theo quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật

Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

- Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Mới đây chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học sửa đổi trong đó cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học, trường đại học, học viện.

Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn phân biệt 3 loại hình cơ sở giáo dục nêu trên dựa trên các văn bản pháp luật có liên quan:

 

Đại học

Trường đại học, Học viện

Khái niệm

Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học.

 Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng đại học;
- Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
- Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

- Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;

- Phòng, ban chức năng;

- Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;

- Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Phân hiệu (nếu có);

g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

 

 

Hướng dẫn Chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

 

Bạn nào có thêm nội dung chia sẻ để phân biệt các loại hình cơ sở giáo dục đại học thì cmt dưới nội dung này nhé!

  •  21075
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…