DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt các cặp cấu thành tội phạm dễ nhầm lẫn

Khi làm bài tập hình sự về xác định tội danh thì có rất nhiều tội danh mà nội hàm cấu thành có sự giống nhau một phần nào đó với những tội danh khác. Từ đó gây ra sự nhầm lẫn tội danh này với tội danh khác gần giống nhau, kết quả là xác định tội danh sau, sai lầm này đặc biệt diễn ra với những tội có chung loại khách thể. 

Bài viết dưới đây phân biệt một số dạng cặp cấu thành tội phạm (CTTP) có quan hệ đặc biệt rất dễ nhầm lẫn ranh giới tội danh.

Thứ nhất: Cặp CTTP có quan hệ thu hút

Các trường hợp

Xác định tội danh

Ví dụ

 

Những dấu hiệu của một  CTTP này như một bộ phận trong sự so sánh với các dấu hiệu của CTTP khác

 

 

Xác định theo tội danh mà tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu cấu thành.

 

 

Giữa Tội cố ý gây thương tích (Điều 134) và Tội cướp tài sản (Điều 168): khi người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực để gây thương tích với mục đích chiếm đoạt tài sản thì ta có thể thấy nội hàm Tội gây thương tích được xem như một bộ phận cấu thành Tội cướp tài sản.

-> Xử tội cướp tài sản.

 

Dấu hiệu định tội của tội phạm này được quy định là dấu hiệu định khung của tội phạm kia

 

 

Xử theo tội danh đã thỏa mãn dấu hiệu định khung.

 

 

Khi vượt đèn đỏ gây tại nạn giao thông nhưng lại bỏ mặc nạn nhân, cố tình không cứu giúp bị nạn khiến nạn nhân chết thì dấu hiệu này là yếu tố cấu thành Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132) nhưng lại là dấu hiệu định khung tại điểm c Khoản 2 Điều 260 của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

-> Xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.


Thứ hai: Cặp CTTP có quan hệ chung riêng

Các trường hợp

Xác định tội danh

Ví dụ

 

 

Là cặp CTTP có quan hệ giữa trường hợp phạm tội bình thường với trường hợp tội danh thuộc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

 

 

Xử theo tội danh cụ thể thuộc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nếu thỏa mãn.

- Tội giết người (Điều 123) với các tội cũng là hành vi giết người nhưng nội hàm tội danh đó đã bao hàm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ:

+ Tội giết con mới đẻ (Điều 124) – tình tiết tăng nặng: phạm tội với người dưới 16 tuổi,

+ Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125) - tình tiết giảm nhẹ: phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra,

+ Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126) – tình tiết giảm nhẹ: phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

- Tội hiếp dâm (Điều 141) với tội có cấu thành riêng: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142).

 

 

Cặp CTTP có quan hệ giữa trường hợp thực hiện tội phạm chung với trường hợp thực hiện tội phạm riêng

 

 

Xử theo tội danh có cấu thành riêng nếu đã thỏa mãn các yếu tố trong cấu thành riêng đó.

 

 

+ Tội vô ý làm chết người (Điều 126) với các tội danh có cấu thành riêng: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (ĐIều 260), ...

+ Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360) với các tội danh có cấu thành riêng: Tội thiếu trách nhiemj gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179); Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 308); Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376),…

Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự 2015

  •  8650
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…