DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt bầu và bổ nhiệm

Cùng là việc chọn một người vào một vị trí trong cơ quan nhà nước, nhưng tính chất của việc bầu và bổ nhiệm khác nhau. Bầu và bổ nhiệm với nhiều người vẫn còn rất mơ hồ.

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn 2 cụm từ “bầu” và “bổ nhiệm”

Tiêu chí

BẦU

BỔ NHIỆM

Định nghĩa

Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ khi chức vụ đó do một tập thể quyết định.

Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ khi chức vụ đó do một cá nhân hay một cơ quan có thẩm quyền quyết định. 

Tính chất

Mang tính chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ.

Nguyên tắc thực hiện

- Phổ thông.

- Bình đẳng.

- Trực tiếp.

- Bỏ phiếu kín.

- Công khai.

- Trực tiếp.

Căn cứ thực hiện

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của người được bầu.

Người có thẩm quyền căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm.

Mối quan hệ giữa người thực hiện và người được thực hiện

Cấp dưới bầu cấp trên.

 

Cấp trên bổ nhiệm cấp dưới.

Xác lập kết quả

Dựa trên số phiếu bầu.

Dựa trên quyết định bổ nhiệm.

Có một số trường hợp bổ nhiệm phải có sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ

Cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội

Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

 

  •  41887
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…