DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phạm tội khi say phải chịu TNHS thế nào?

 

Phạm tội khi say rượu, bia là một trong những vấn đề đáng quan ngại trong xã hội khi mà tại Việt Nam, tình trạng lạm dụng rượu bia giờ ngày càng đáng báo động. Đặc biệt, bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông hay gây mất an toàn trật tự xã hội, bạo lực gia đình, …. Đó chính là nguyên nhân gây ra các tội: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; tội hiếp dâm; tội cố ý gây thương tích; tội gây tối trật tự công cộng;….

Để xác định trách nhiệm hình sự cần xem xét các khía cạnh khác nhau. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do say rượu, bia hoặc người phạm tội khi say nhưng chưa mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Người phạm tội khi say nhưng chưa mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Đây là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội có sử dụng rượu bia. Nhưng việc sử dụng rượu bia trên chưa đến mức khiến người đó mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi. Do đó, khi thực hiện tội phạm, người có hành vi phạm tội vẫn có thể nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và nhưng vẫn thực hiện nó. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội trong tình trạng say rượu làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

- Trường hợp 1: Người phạm tội khi say rượu, bia do tự bản thân sử dụng dẫn đến say:

Trong trường hợp này, pháp luật hình sự đã có quy định rõ ràng. Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, việc sử dụng bia, rượu hoặc chất kích thích không được coi là tình tiết miễn, giảm trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luât. Do đó, trong trường hợp này, nếu người thực hiện hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định như vậy, bởi lẽ: Trước khi say, họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, việc họ bị mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự hoàn toàn do người phạm tội chủ động lựa chọn và quyết định. Vì thế, trách nhiệm hình sự đặt ra đối với họ là ở thời điểm chưa say. Mặt khác, quy định này còn có ý nghĩa trong việc giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn việc lợi dụng tình trạng say rượu, bia hoặc chất kích thích khác để thực hiện tội phạm. Tất cả là do chính sự lựa chọn sử dụng của họ ngay từ lúc ban đầu. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần hay trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình để làm căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp 2: Người phạm tội khi say rượu, bia do bị cưỡng ép dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi:

Trường hợp này hiếm khi xảy ra hơn, nhưng cũng không thể loại trừ.

Nếu việc cưỡng ép uống rượu, bia chỉ dừng lại ở mức độ mời mọc đơn thuần; người phạm tội có thể lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng rượu thì người phạm tội khi say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi khi đó, người này hoàn toàn có thể chối uống rượu.

Trong trường hợp người phạm tội hoàn toàn không muốn nhưng bị ép phải sử dụng rượu/bị ngầm chuốc rượu. Đây là trường hợp người có hành vi phạm tội bắt buộc phải uống rượu mà không còn lựa chọn nào khác/không có sự lựa chọn. Khi đó, người bị ép uống rượu dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, và điều này dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội thì liệu có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Có thể xem đây là trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.


Mình rất mong nhận được ý kiến của các thành viên về vấn đề này!?!

 

Say rượu có phải là tình tiết tăng nặng?

Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, đây còn được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm. Cụ thể như sau:

- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015)

Người nào phạm tội này trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 – 10 năm, thay vì ở cấu thành cơ bản mức hình phạt chỉ là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015)

Người nào phạm tội này trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cũng bị phạt tù từ 03 – 10 năm thay vì ở cấu thành cơ bản mức hình phạt chỉ là  phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015).

Tương tự như trên, người nào phạm tội này trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cũng bị phạt tù từ 03 – 10 năm, thay vì ở cấu thành cơ bản mức hình phạt chỉ là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

  •  2382
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…