DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn được hưởng ÁN TREO

Hôm nay đọc báo nghe lùm xùm cái vụ Nguyên Bí thư huyện ủy một huyện ở tỉnh Cao Bằng lái xe ô tô lấn trái để tránh chướng ngại vật thì gây tai nạn làm chết 3 người. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng tuyên phạt 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm.

Có hợp lý không???????????????

  

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

...

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. ....

Hướng dẫn điều này, Nghị quyết số 02/2003/Q-HĐTP quy định:

4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

4.1. ....

4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết ba người trở lên;

Mà khoản 3 điều 202 thì như đã trích dẫn ở trên, mức phạt tù từ 7-15 năm.

Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ (chắc là không có tình tiết tăng nặng) như: "Tại phiên xử, xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với nước; bản thân trong quá trình công tác từng có nhiều thành tích; gia đình bị hại làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bồi thường hơn 900 triệu đồng...". 

Nhưng với nhiều những tình tiết giảm nhẹ đó, liệu có áp dụng cho hưởng án treo không?

Đối chiếu với hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì:

Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

..........

 

Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: "tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù". 

Như vậy, xét về tính chất của vụ án theo khung hình phạt thì dù "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng", nhưng khung hình phạt điều luật ấy không quá 15 năm tù thì vẫn có thể áp dụng án treo. Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn tiếp:

Điều 2....

3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

...

b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ

 Từ chỗ, khung hình phạt từ 7-15 năm (khoản 3 điều 202 BLHS), áp dụng Điều 47 để xử tụt khung, xuống khung 2 điều 202 với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù. Đọc điểm b, khoản 3, điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của BLHS thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ. Ý của Hội đồng thẩm phán quy định này có phải là "không nên" xử án treo khi đã áp dụng khung hình phạt thấp hơn liền kề? Và nếu vừa áp dụng điều 47 lại áp dụng thêm điều 60 có phải là "quá khoan hồng" hay không, khi hậu quả của nó mang tính chất "đặc biệt nghiêm trọng"?!

Về nguyên tắc, Thẩm phán và Hội thẩm nhân nhân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhà báo và nhiều người ngoài không được tiếp cận hồ sơ, do đó những lời đàm tán chỉ mang tính chất tham khảo. Nhưng một bản án ban hành ra để lại rất nhiều ý kiến từ dư luận "thế này, thế khác, có cái gì đó,..." thì khó để mang đến sự hài lòng trong quần chúng nhân dân. Một phần cũng có hướng dẫn không rõ ràng từ điểm b, khoản 3, điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP nên dẫn đến việc áp dụng án treo khá mù mờ. Và khi những người đã và đang bị truy tố về tội này, đọc thông tin bản án này chắc họ không khỏi thắc mắc, lắc đầu, tự hỏi vì sao ở chỗ mình hoặc trường hợp của mình cũng tương tự cả về nhiều tình tiết giảm nhẹ, không tình tiết tăng nặng, làm chết 1 người sao vẫn bị áp dụng hình phạt tù không dưới 1 năm. 

  •  16514
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…