DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phạm nhân/ tử tù - Có quyền kết hôn khi đang chấp hành án/chờ thi hành án không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tước một số quyền công dân như sau:

“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.”

Theo đó, phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù/ tử tù đang chờ thi hành án (trong bài viết mình xin phép gọi tắt là "phạm nhân/tử tù" cho ngắn gọn) không bị tước bỏ quyền quyền nhân thân về kết hôn. Bên cạnh đó, đối chiếu với các quy định cấm trong kết hôn của pháp luật hôn nhân gia đình cũng không có quy định nào cấm phạm nhân/tử tù kết hôn cả. Với nội hàm quy định trên, chúng ta có thể hiểu họ đươc quyền tự do kết hôn miễn đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình.

Như vậy, nếu người đang chịu hình phạt tù đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì hoàn toàn có quyền được kết hôn. Cụ thể các điều kiện để nam nữ được kết hôn như sau:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5, gồm:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa người cùng giới tính.

Tuy nhiên, tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 về Thủ tục đăng ký kết hôn quy định:

- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Với quy định trên, pháp luật yêu cầy việc đăng ký kết hôn bắt buộc cả 2 bên phải có mặt để đăng ký kết hôn, theo đó đây là giao dịch không thể ủy quyền được.

Mặt khác, theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2010 thì không hề có cơ chế "trích xuất" cho phạm nhân, người bị kết án tử hình để họ có cơ hội thực hiện thủ tục kết hôn:

Trích xuất là việc thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ trong thời hạn nhất định.

Đối chiếu những quy định liên quan như đã đề cập ở trên, mặc dù luật không tước quyền kết hôn của những người đang chấp hành hình phạt tù/ tử tù đang chờ thi hành án nhưng họ đang chịu sự quản lý ràng buộc của Nhà nước đồng thời những quy định bắt buộc về thủ tục đăng ký kết hôn đã vô hình chung làm mất quyền đăng ký kết hôn của họ bởi, thực tế là người đang chấp hành hình phạt tù hay tử tù đang chờ thi hành án không hề có khả năng có mặt khi đăng ký kết hôn.

 

  •  8261
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…