DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phải viết tên thuốc theo tên quốc tế khi kê toa?

Kể từ 1-5-2016, khi kê toa (đơn thuốc) cho bệnh nhân ngoại trú, bác sĩ phải “viết tên thuốc theo tên chung quốc tế”, chứ không chỉ viết tên thương mại của thuốc như hiện nay, theo quy định mới của Bộ Y tế.

Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của Bộ Y tế vừa ban hành yêu cầu khi kê đơn thuốc phải “viết tên thuốc theo tên chung quốc tế, trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế."

Ví dụ, đối với thuốc Paracetamol, viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg. Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại thì phải thêm tên quốc tế trước, chẳng hạn Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...), theo Điều 6.4 của thông tư.

Điều 6. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc

1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.

2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.

4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol

- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.

- Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...)

5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc.

6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).

8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.

9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

Nhiều người, đặc biệt là những người làm việc trong ngành y phản đối quy định này, cho rằng nó không cần thiết và cũng không thực tế. 

Nhưng thực ra, quy định viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (tên dược chất)  kèm theo tên biệt dược (tên thương mại) đã từng được Bộ Y tế quy định từ năm 1997 (Thông tư 08). Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của Bộ Y tế ban hành năm 2008 cũng lặp lại quy định này. Vậy, vì sao các bác sĩ phản ứng khi Bộ Y tế ban hành thông tư quy định lại một điều không mới?

Dù cho có quy định thế nào thì bệnh nhân chỉ mong có một toa thuốc đạt được các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc, và tiết kiệm.

  •  8683
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…