DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phải làm gì khi bỗng dưng được mời lên Tòa án làm việc vì liên quan đến vụ việc nào đó?

Phải làm gì khi bị Tòa án mời lên làm việc

Phải làm gì khi bị Tòa án mời lên làm việc?

Nhiều trường hợp người dân dù không vi phạm pháp luật, không tranh chấp hay mâu thuẫn với ai nhưng bỗng dưng lại được Tòa án mời đến làm việc khiến họ hoang mang, lo lắng. Dù bản chất của vấn đề là như thế nào, sau đây mình sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất nếu bạn rơi vào những trường hợp tương tự.

1. Phân biệt rõ giấy mời và giấy triệu tập

Khi nhận được giấy tờ yêu cầu phải đến cơ quan chức năng làm việc, bạn cần chú ý phân biệt đâu là giấy mời, đâu là giấy triệu tập

Theo quy định của tại Mục 1.4 Thông tư 01/2006/TT-BCA (C11), giấy triệu tập được xác định là:

“Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.”

Giấy này được sử dụng khi bạn được xác định là một trong các chủ thể liên quan đến việc tố tụng hình sự hoặc dân sự

Theo quy định ở các điều từ 60 đến 66 Bộ luật Tố tụng hình sự (bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng).

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự, việc có mặt theo giấy triệu tập là trách nhiệm của mọi đương sự (đương sự được xác định là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người yêu cầu giải quyết việc dân sự)

Trong những trường hợp này, bạn CẦN phải đến làm việc vì đây là việc bắt buộc để hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự, dân sự.

Ngược lại, đối với giấy mời, đây là giấy tờ để đề nghị sự hợp tác làm việc khi cơ quan chức năng cần làm rõ một vấn đề nào đó mà họ cho rằng có liên quan đến bạn. Cũng như các loại giấy mời mà chúng ta sử dụng để mời nhau, bạn không bắt buộc phải đến theo nội dung giấy mời! Việc đến hay không đến ở trường hợp này không đồng nghĩa với việc bạn cản trở điều tra hay vi phạm phấp luật.

Tuy nhiên cần phải nói thêm cho dù có là giấy mời hay giấy triệu tập, việc bạn được yêu cầu đến cơ quan chức năng chứng tỏ rằng họ đã có thông tin về một vấn đề liên quan đến bạn, nếu bạn chắc rằng mình không hề vi phạm pháp luật, bạn càng cần phải đến làm việc để hiểu rõ lý do tại sao mình được mời đến!

2. Xác định vụ việc hình sự hay dân sự

Sau khi đã xác định được mình được mời hay bị triệu tập và có mặt tại cơ quan chức  năng, bạn cần xác định đây là vụ việc dân sự hay hình sự bởi các lý do sau đây:

- Nếu liên quan đến vụ việc dân sự, đây là các vấn đề về tranh chấp, kiện tụng giữa các cá nhân, tổ chức, trường hợp xấu nhất là bạn bỗng dưng xuất hiện một khoản nợ phải trả dù không vay, tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

>>> Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Xử lý thế nào?

Về cơ bản, trong trường hợp này bạn cần chứng minh đầy đủ các bằng chứng liên quan đến việc mình không vay, mượn ai.

- Nếu liên quan đến vụ việc hình sự, đây có thể sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu thực sự có những đối tượng cố tình khiến bạn phải dính đến những hành vi vi phạm. Lúc này, bạn cần lắng nghe thật kỹ và ghi nhận lại những thông tin có liên quan đến mình.

Rất có thể bạn sẽ cần đến luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp xấu nhất, chính vì vậy bạn cần thu thập càng nhiều chứng cứ nhất càng tốt.

3. Giữ bình tĩnh vì việc chứng minh phạm tội là của cơ quan chức năng

Đây là điều quan trọng nhất bạn cần nhớ, bởi lẽ kể cả trong trường hợp xấu nhất là cơ quan chức năng cho rằng bạn phạm tội, việc chứng minh phạm tội là trách nhiệm của cơ quan điều tra, bạn hoàn toàn có quyền giữ im lặng.

Điều này được quy định tại điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự về xác định sự thật của vụ án. Điều luật nêu rõ, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Mặc dù trong thời gian bị nghi ngờ phạm tội, bạn có thể bị hạn chế một số quyền (đặc biệt là quyền tự do đi lại) tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể được bồi thường nếu những căn cứ buộc tội của cơ quan chức năng là không có căn cứ!

  •  1881
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…