DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phải chăng quy định của BLHS 2015 về tội bắt cóc trẻ em còn chưa đủ sức răn đe?

      Trong thời gian vừa qua, chắc hẳn mọi người đã nghe thấy hoặc được đọc những tin tức nhức nhối về nạn bắt cóc trẻ em. Là một người mẹ, nhất là dân luật, tôi cảm thấy vô cùng bức xúc và lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ vô tội được sinh ra trong thời bình nhưng lại luôn bị nguy hiểm rình rập. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, những đứa trẻ ấy đều có thể rơi vào vòng tay ác độc của tụi buôn người, bắt cóc. Hãy tưởng tượng xem khi một đứa trẻ non nớt, không sức kháng cự bị bắt cóc thì con sẽ có kết cục như thế nào? họ sẽ làm gì con? Tôi không thể chịu nổi khi nghĩ tới hình dung đó. Còn mọi người thì sao ạ?

      Pháp luật sinh ra là để điều chỉnh, đưa cuộc sống xã hội vào khuôn khổ và bảo vệ quyền con người. Thế nhưng, dường như pháp luật vẫn còn chưa đủ mạnh để loại bỏ tội phạm bắt cóc. Hàng giờ, hàng ngày, ở đâu đó những kẻ bắt cóc vẫn đang rình rập những đứa trẻ mặc cho chúng biết chúng sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình. Vì sao? Vì chúng thấy hình phạt mà chúng phải nhận nếu bị pháp luật trừng phạt là nhỏ hơn so với cái lợi mà chúng thu được khi phạm tội. Hay nói cách khác là những quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ sức mạnh để răn đe tội phạm bắt cóc. 

Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội bắt cóc có khung hình phạt như sau: 

"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

 

      Hình phạt cao nhất mà tội phạm bắt cóc phải chịu là 15 năm, so với việc chúng làm nguy hại tới biết bao trẻ em thì không đáng gì hết. Còn thua cả hình phạt dành cho tội phạm ma túy. Trong khi, sự nguy hiểm của cả hai loại tội phạm là như nhau. Tôi thiết nghĩ, cần phải có chế tài mạnh hơn, quyết liệt hơn để răn đe, hoặc cần thiết là cách ly khỏi xã hội đối với những tội phạm bắt cóc. Thậm chí là hình phạt tử hình cũng nên cân nhắc đưa vào khung hình phạt. Có như vậy mới khiến những ai có ý định bắt cóc trẻ em lo sợ và không dám thực hiện. Cũng vì thế mà trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước mới được lớn lên, phát triển an toàn, đảm bảo độ bền vững của quốc gia.

    Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và cộng đồng Dân Luật có thể góp phần tác động làm giảm vấn nạn bắt cóc đang nhức nhối và gây hoang mang xã hội hiện nay. 

  •  19862
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…