DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phải bồi thường nếu ban hành văn bản trái luật

Trong thời gian qua, cơ quan nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trái luật, không phù hợp thực tế gây rất nhiều phiền hà, thiệt hại cho người dân (xem tổng hợp văn bản trái luật, không phù hợp thực tế);

Một ví dụ điển hình là quy định mỗi người chỉ được đứng tên 01 chiếc xe máy; vi phạm quyền sở hữu tài sản của dân theo quy định của Hiến pháp 1992; dẫn đến việc người dân muốn mua xe máy theo sở thích phải nhờ người khác đứng tên; sau này đổi lại phải mất khá nhiều chi phí, công sức. Ai phải bồi thường các khoản thiệt hại này cho dân? Vẫn lại là câu hỏi rơi vào dĩ vãng.

Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước là nơi người dân có thể bấu víu, nhưng luật này lại hổng quy định vấn đề bồi thường do ban hành văn bản trái luật:

Điều 13. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:

1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;

4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;

5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;

6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;

7. Áp dụng thủ tục hải quan;

8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;

11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;

12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.

Hiện nay, vấn đề xử lý văn bản trái luật còn chung chung, mang tính “cho có” chứ chưa đi vào thực chất; hoặc giới hạn ở mức độ xử lý trách nhiệm cá nhân mà chưa có chế định bồi thường. Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định:

Điều 34. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật

1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.

2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.

Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;  

c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Để văn bản quy phạm pháp luật được ban hành một cách nghiêm túc, hợp hiến, hợp pháp, hợp thực tiễn; thiết nghĩ cần có chế tài xử phạt cụ thể, công khai hình thức xử lý người ban hành văn bản trái luật, đồng thời Nhà nước phải xây dựng trách nhiệm bồi thường do việc ban hành văn bản trái luật gây thiệt hại cho người dân.

  •  7102
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…