DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

P2P Lending (cho vay ngang hàng) liệu có khả năng biến tướng như đa cấp?

Cho vay ngang hàng (tên tiếng Anh: Peer-to-peer lending) là mô hình cho vay tiền cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ trực tuyến trên di động hoặc máy tính của người cho vay với người vay. Hiểu đơn giản những công ty công nghệ sẽ tạo lập môi trường để người vay và người cho vay có “nơi” để “giao kết vay mượn” đơn giản và dễ dàng hơn.

Tính tiện lợi của mô hình này là dễ sử dung “Lướt di động vay tiền” nhanh gọn và lãi suất do hai bên thiết lập thỏa thuận hấp dẫn, cho phí trung gian ít, lợi nhuận cao, … tập hợp người vay và người cho vay gặp gỡ đơn giản, thủ tục vay nhanh chóng, đây có thể coi là xu hướng phát triển mới và đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi nó còn tồn tại những rủi ro rất lớn như chưa có hành lang pháp lý cụ thể vẫn chỉ áp dụng theo Bộ luật Dân sự; “Mù mờ thông tin” doanh nghiệp, mô hình, người vay và người cho vay hay việc xác thực thông tin các bên. Trước đó, trong một thông báo cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Từ thực tế hoạt động, cơ quan điều hành cho rằng mô hình này còn nhiều bất cập, như việc quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải, hoặc tình trạng đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia.

Đối với thị trường Trung Quốc hiện đang lao đao về bất cập này “Trang phân tích tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg cho hay: Các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống. Theo số liệu thống kê của Yingcan Group có trụ sở tại Thượng Hải, tính từ đầu tháng đến hôm 20.7, ít nhất 118 nền tảng cho vay P2P đã sụp đổ trong khi cách đây 3 ngày con số chỉ là 57 vụ…”

Chiều 6/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan để nghe NHNN báo cáo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) hiện nay. Trong cuộc họp Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘Nhanh chóng tiếp cận các mô hình kinh doanh mới’. Bên cạnh đó Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng (P2P Lending) và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo Ngân hàng Nhà nước hiện nay có khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở nước ta, một số doanh nghiệp hoạt động mạnh trong lĩnh vực này như Megalend, Vaymuon, Mofin, Tima, HuyDong, Lendbiz, SHA, Mobivi, Instant.vn, fin2b, Vonvon, …, trong 40 doanh nghiệp có tới 10 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Với thị trường Việt Nam, lĩnh vực này khá mới, nếu không có những quy định cụ thể, hình thức này có thể phát sinh biến tướng như mô hình đa cấp và hậu quả là hết sức lớn, nhất là trong thời điểm khoa học công nghệ và tính tiện lợi được đẩy lên cao như ngày nay, việc huy động vốn và đầu tư ồ ạt là rất nguy hiểm.

  •  3171
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…