DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ở Việt Nam có bao nhiêu bị can, bị cáo được luật sư bảo vệ: 9,33%, trong đó có 6% là luật sư chỉ định!

 

Bỏ giấy chứng nhận bào chữa  

 

Trong thời gian vừa qua số luật sư tham gia vào các vụ án hình sự của chúng ta đạt 9,33%, trong đó án chỉ định chiếm tới 6%, còn lại luật sư tham gia các vụ án tố tụng, các vụ án hình sự bào chữa, bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo có thể có trên 3%, một số lượng rất ít. Tôi có suy nghĩ là tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, đặc biệt là trọng tâm công tác xem xét của tòa án trong đó vai trò của luật sư trong việc tranh tụng làm rõ các vấn đề vụ án giúp cho việc tránh oan sai, bảo đảm xét xử đúng pháp luật. Tôi nghĩ điều này rất khó. Trong đó có vấn đề là làm sao tháo gỡ những khó khăn, giúp cho luật sư có thể tham gia vào nhiều, đặc biệt là tham gia tố tụng về hình sự. Còn luật sư tham gia tư vấn hiện nay, luật sư Việt Nam của chúng ta tham gia chủ yếu là tư vấn về pháp luật mà tư vấn pháp luật thì không phải chỉ có luật sư mà rất nhiều lực lượng khác cũng có thể tham gia tư vấn pháp luật. Do vậy, tôi nghĩ rằng sửa đổi Luật luật sư các đại biểu Quốc hội cũng như Ban soạn thảo cũng quan tâm đến vấn đề này, xuất phát từ yêu cầu đó tôi có một số ý kiến như sau.

Thứ nhất, về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, Điều 27, các đại biểu đã phát biểu rất nhiều, lần trước tôi cũng đã phát biểu. Hiện nay đa số trong Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra vẫn giữ giấy này nhưng theo quan điểm của tôi đề nghị nên mạnh dạn bỏ giấy này thì tốt. Chúng ta xem việc giữ giấy hay bỏ giấy thì có gì thuận lợi, có gì khó khăn, vướng mắc thì chúng ta nói ra, tôi nghĩ vấn đề này giải trình không rõ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình là việc cấp giấy làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của luật sư, tôi nghĩ là không phải. Có thể thay bằng việc luật sư xuất trình thẻ luật sư, xuất trình hợp đồng dịch vụ pháp lý, xuất trình giấy yêu cầu và các giấy tờ có liên quan chứng minh là luật sư và yêu cầu của thân chủ thì có thể đăng ký với cơ quan tố tụng, lúc đó cũng phát sinh quyền nghĩa vụ của luật sư được. Giới luật sư và kể cả các luật sư yêu cầu việc này rất nhiều, thế nhưng khi sửa đổi chỗ này thì chúng ta vẫn giữ và cuối cùng phải đưa thêm các quy định ràng buộc khác. Tôi nghĩ đây là bước khởi đầu để tiếp tục sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự và cũng là đột phá để giúp cho các luật sư có thể tiếp cận được, tham gia được nhiều các vụ án hình sự. Chúng ta làm theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, tôi muốn nhấn mạnh thêm về vấn đề này và giới luật sư cũng gửi gắm rất nhiều vào cơ quan quản lý luật sư nói giúp chỗ này.

Tôi nghĩ rằng nay mai nếu sửa Bộ luật Tố tụng hình sự thì có thể những vấn đề vướng mắc, khó khăn của tố tụng, có những vấn đề này, vấn đề kia của luật sư gây khó khăn cho cơ quan phần tố tụng thì có thể chúng ta sẽ chỉnh sửa ở Bộ luật tố tụng. Có những điều luật ràng buộc, không phải là luật sư anh thích vào lúc nào cũng được, thích ra lúc nào cũng được, tôi nghĩ như vậy. Hay anh luôn luôn xin hoãn phiên tòa để gây khó khăn cho tòa án, tất cả những vấn đề đó có thể điều chỉnh trong luật được.

Một số vấn đề cụ thể để góp ý vào dự thảo. Về Điều 9, tôi hoàn toàn đồng ý với đại biểu Huỳnh Nghĩa và đại biểu Chu Sơn Hà vừa phát biểu. Tại Điểm d, Khoản 1 thì nên bỏ từ "nhận", vấn đề này các đại biểu phân tích rất kỹ rồi, không cần phải phân tích thêm. Nhưng Điểm h, Khoản 1 thì chúng ta giữ nguyên, bởi vì luật sư tham gia trợ giúp pháp lý có thể cấm nhận tất cả các thứ quà, có thể liên quan đến quyền ưu đãi trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những đối tượng yếu thế, những đối tượng khó khăn trong xã hội, Điểm h có thể giữ nguyên như dự thảo. Nhưng cấm việc đòi hỏi sách nhiễu thì có thể thêm hoặc ký thêm các phụ lục trong hợp đồng thì sau này các anh lấy thêm thù lao thì điều đó chúng ta cấm là hoàn toàn chính xác.

Ý thứ ba, ở Điểm b, Khoản 3 của Điều 32 về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì chưa đại biểu nào có ý kiến thì tôi đề nghị có một ý ghi là tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở đảm bảo đủ diện tích mới được cấp phép, thì không biết đủ diện tích là bao nhiêu và cái này cũng không quy định, Chính phủ nay mai có quy định cụ thể không. Tôi đề nghị nên giữ quy định này của luật năm 2006 là có giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chứ không nhất thiết phải có đủ diện tích. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế quản lý luật sư thì cũng có những văn phòng luật sư thuê trụ sở làm việc ở những trụ sở không đảm bảo diện tích, chật chội, người ta cũng tiết kiệm chi phí cho nên nó cũng không đảm bảo, vấn đề này tôi nghĩ có thể điều chỉnh bằng cách khác, nhưng nghiên cứu kỹ quy định của luật năm 2006, chứ nếu không chúng ta quy định Khoản 3, Điều 32 như thế này thì rất khó, nay mai cấp chứng chỉ hành nghề cũng đo là bao nhiêu m2 thì đủ.

Ý thứ tư, Điều 60 của Luật luật sư quy định về Đoàn luật sư, ý này cũng là ý của giới luật sư và Liên đoàn luật sư cũng có ý kiến, tức là Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp, luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức và hoạt động theo luật này và điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Như vậy, có ý là các đoàn luật sư ở địa phương sẽ không có điều lệ riêng nữa. Như vậy, phát sinh một vấn đề là ở từng địa phương, khi Ủy ban tỉnh cho phép thành lập thì người ta cũng phải có một quy tắc hoạt động, quy chế hoạt động tối thiểu, phải có điều lệ hoạt động, nó trùng 2 điều lệ với nhau thì như thế nào, ý của cái này là bỏ điều lệ của địa phương đi, nhưng tôi nghĩ bỏ là rất khó, nhiều đoàn luật sư có ý kiến chỗ này, bởi vì đặc thù của từng địa phương, của từng đoàn địa phương là rất đặc thù. Hiện nay cũng có những địa phương chưa thành lập được Đoàn luật sư, có địa phương chỉ có vài ba luật sư, có địa phương gần 1000 luật sư như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, như vậy người ta không có một điều lệ, không có một quy chế để quản lý riêng hoạt động của đoàn luật sư thì rất khó cho hoạt động mà cái gì cũng phải lên Liên đoàn luật sư thì rất khó khăn.

(Theo: đại biểu quốc hội Bùi Văn Xuyền)

  •  4029
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…