DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham nhũng để tránh mức hình phạt cao nhất

Tham nhũng là một vấn nạn dai dẳng, vẫn chưa thể triệt tiêu ở Việt Nam. Nên theo lẽ tự nhiên, cần có các chế tài thật nặng và cứng rắn đối với loại tội phạm này để răn đe và cảnh tỉnh những người nắm quyền lực trong bộ máy chính quyền. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ tại Điều 353 và 354 mức hình phạt cao nhất là tử hình với giá trị tài sản tham nhũng từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, để không phải đối mặt với án tử hình thì trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ phải chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP

Quy định trên thể hiện tinh thần nhân văn và mục đích khắc phục hậu quả của nhà nước. Ngoài nộp lại số tiền đã tham nhũng, người phạm tội còn phải tích cực phối hợp trong quá trình điều tra, điều này thể hiện họ có lòng ăn năn, hối lỗi và mong muốn khắc phục hậu quả quả. Đây có thể được xem là một tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ Luật hình sự. Khi người phạm tội nộp lại tài sản tham nhũng thì ngân sách nhà nước được bổ sung một khoản tiền lớn và phần nào bù đắp được các thiệt hại bị các đối tượng này gây ra.

Vậy nên, quy định về việc nộp lại tiền tham nhũng có lợi cho cả hai bên, ngân sách nhà nước vừa được bổ sung và giảm thiểu các thiệt hại đã xảy ra, còn người phạm tội có thể tránh được mức án cao nhất và có cơ hội làm lại từ đầu.

  •  154
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…