DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Nói xấu trên Facebook” – đâu là cách giải quyết?

Bên lề hành lang phiên họp Quốc hội sáng nay 16/11/2015, Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông – Nguyễn Bắc Son đã có khẳng định rằng: “Nói xấu trong đời thường cũng không được và nói xấu trên mạng cũng không được”

Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng, Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã có quy định cấm việc sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

….

Việc vi phạm hành vi này không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề như sau:

- Quy định pháp luật không cấm hành vi nói xấu người khác. Chỉ nghiêm cấm hành vi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Lấy ví dụ 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1:

A từng là bạn của B. Đã từng chơi chung với nhau, nên B biết rõ tính xấu của A. Một ngày nọ, vì xảy ra những mâu thuẫn, B đã khui hết các tật xấu của A trên facebook cho mọi người cùng biết.

Như vậy, câu hỏi được đặt ra, hành vi của B là nói xấu hay nói sự thật? Và hành vi này có thuộc trường hợp cấm như quy định trên của Nghị định 72/2013/NĐ-CP?

Trường hợp 2:

Tại một cơ quan nhà nước nọ, C là nhân viên của D. Quá trình làm việc lâu dài, C nhận ra nhiều mặc xấu của D, trong đó, có việc lợi dụng những lợi ích được hưởng từ ngân sách nhà nước dùng vào việc riêng.

Nhưng đến một ngày, xảy ra mâu thuẫn giữa C và D, C đem chuyện này phơi bày trên facebook.

D vô cùng giận về việc này đã tố cáo C về việc “nói xấu”.

Như vậy, trường hợp này, hành động của C có được xem là nói xấu không? Giả sử C bị xử lý kỷ luật vì tội vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác sau khi tố cáo thì liệu có thỏa đáng không?

- Nói xấu người khác thuộc phạm trù đạo đức xã hội, khi vi phạm hành vi này, tất nhiên, sẽ bị lên án, nhưng  có cần thiết phải đưa vào quy định pháp luật như xử lý hành chính, kỷ luật hay hình sự không?

Trong cuộc sống, việc thương nhau, ghét nhau là chuyện bình thường. Như ông bà ta có câu:

“Thương nhau thì trái ấu cũng tròn, ghét nhau thì câu sáu bổ ba làm mười”

Ghét nhau, người ta có thể nói khích xấu, lôi cái xấu của nhau ra nói, nhưng có đến mức phải có sự can thiệp của pháp luật như Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã nêu?

Mời các anh/chị/em Dân Luật cho mình ý kiến về vụ này với…

  •  35741
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…