DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh - Minh họa

Sự nhầm lẫn hai khái niệm này dễ dẫn đến những vấn đề như: HĐLĐ thỏa thuận sẽ làm ở địa điểm kinh doanh nhưng họ lại đến trụ sở làm việc, hoặc khi phỏng vấn thì ở trụ sở nhưng lại làm việc ở địa điểm kinh doanh khiến NLĐ hoang mang,… Bài viết sẽ làm rõ hai khái niệm trên khác nhau ra sao!

Trụ sở chính là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Điều 43) Trụ sở chính có đặc điểm là:

“Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Điều này cho thấy pháp luật không hề quy định trụ sở chính phải là nơi công ty triển khai hoạt động kinh doanh hay những chức năng khác ngoài việc “liên lạc”.

Trên thực tế cũng có rất nhiều doanh nghiệp chỉ thuê một căn phòng khoảng 20 mét vuông để một vài người trực làm nhiệm vụ trả lời các cuộc điện thoại, nhận email từ khách hàng muốn liên lạc tới công ty. Thậm chí, lãnh đạo của công ty đó cũng sẽ không thường xuyên có mặt ở trụ sở mà sẽ ngồi làm việc ở địa điểm kinh doan thuận tiện nhất

Điều này xuất phát từ một thực tế rằng nhiều người muốn địa chỉ liên lạc của công ty mình phải được đặt ở những quận trung tâm, những nơi thu hút được sự chú ý, tạo được độ uy tín cho khách hàng, tuy nhiên vấn đề tài chính khi thuê mặt bằng lớn lại không hề đơn giản.

Để tiết kiệm, họ có thể thuê một văn phòng nhỏ, vừa đủ để thực hiện chức năng tiếp khách hàng, gặp ứng viên tuyển dụng,… nếu có vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ chủ động hẹn khách hàng tại điểm kinh doanh thích hợp hơn – đây là nơi diễn ra hoạt động chính của công ty!

Vậy địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Luật Doanh nghiệp chỉ định nghĩa một cách ngắn gọn:

“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

(Điều 45)

Theo quy định này, thậm chí một doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh nếu họ kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, tại Điểm a Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp còn cho phép “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”

Như vậy việc doanh nghiệp có các điểm kinh doanh không cùng nơi có trụ sở là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật.

Khi lập địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày là có thể hoàn tất thủ tục kiểm soát của cơ quan nhà nước!

Qua những thông tin trên, hy vọng NLĐ sẽ không còn bỡ ngỡ với những trường hợp địa điểm kinh doanh và trụ sở của một doanh nghiệp không nằm cùng một nơi!

  •  4136
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…