DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI

Trước tiên, cần phân biệt tranh chấp về đất đai và tranh chấp đất đai. Hiểu nôm na, tranh chấp đất đai là tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đối với phần đất đang tranh chấp, ví dụ thửa đất số 10 ông A đứng tên đăng ký trong sổ địa chính năm 1999 nhưng ông B lại được cấp GCN năm 2006 từ đó phát sinh tranh chấp do cả 2 bên đều cho rằng mình là người có quyền sử dụng thửa đất số 10 và cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải kết luận ông A hay ông B có quyền sử dụng thửa đất đó. Còn tranh chấp về đất đai là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, tức bao gồm cả tranh chấp đất đai hay nói cách khác tranh chấp đất đai là một bộ phận của tranh chấp về đất đai, những bộ phận còn lại gồm tranh chấp các hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai, thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất...v..v....

Việc phân biệt tranh chấp về đất đai và tranh chấp đất đai như vừa nêu là không quá khó và được hướng dẫn khá chi tiết tại điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều người, gồm cả những người tiến hành tố tụng, bị lẩn lộn. Ví dụ bà A yêu cầu ông B phải chia thừa kế cho bà đối với di sản là thửa đất số 20. Rõ ràng đây là tranh chấp thừa kế (nhưng có liên quan tới đất đai nên là tranh chấp về đất đai) chứ không phải tranh chấp đất đai, nhưng có khá nhiều Tòa vẫn yêu cầu các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã trước thì mới đủ điều kiện khởi kiện. Hoặc, ông C yêu cầu bà D phải chia tài sản chung là thửa đất số 30 vì GCN ghi là cấp cho Hộ bà D mà ông C có tên trong hộ khẩu của bà D tại thời điểm được cấp GCN, đây là tranh chấp chia tài sản chung (nhưng có liên quan tới đất đai nên là tranh chấp về đất đai) chứ không phải tranh chấp đất đai, nhưng nhiều Tòa cũng yêu cầu phải hòa giải trước ở UBND cấp xã. Về phần mình, UBND cấp Xã thường cứ có Công văn hướng dẫn của Tòa án là sẽ tổ chức hòa giải  chứ không tìm hiểu việc tổ chức hòa giải của mình có đúng với qui định tại điều 202 Luật đất đai 2013 hay không.

Đừng nghĩ sai phạm nêu trên là sai phạm nhỏ. Ở cấp sơ thẩm hậu quả không lớn, chỉ gây phiền hà, tốn kém thì giờ và tiền bạc của người khởi kiện khi phải thực hiện một thủ tục "thừa" vì không phải là điều kiện để khởi kiện, nhưng ở cấp Phúc thẩm mà Thẩm phán bị "lẩn lộn" như  vậy thì hậu quả không nhỏ, bởi cấp Phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo qui định tại khoản 4 điều 308 và điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi cho rằng người khởi kiện không đủ điều kiện khởi kiện (không hòa giải ở UBND cấp xã) mà Tòa sơ thẩm vẫn thụ lý giải quyết.

  •  41209
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…