DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NHỮNG VI PHẠM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THƯỜNG GẶP

Chúng ta ai cũng nghe nói tới sở hữu trí tuệ (SHTT). Nhưng khó có thể biết và hiểu hết các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Từ đó dẫn tới việc cá nhân, tổ chức vô tình (hay hữu ý) xây dựng tên thương hiệu, nhãn mác…gần giống với một thương hiệu, nhãn mác đã có của một cá nhân, tổ chức khác. Vậy, thế nào là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?

1/ SHTT là gì? Quyền SHTT bao gồm những quyền gì?

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v... Trong đó, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

 Bài viết này mình xin chỉ đề cập đến quyền sở hữu công nghiệp. cụ thể là kiểu dáng công nghiệp (KDCN), nhãn hiệu, tên thương mại vì đó là những hành vi xâm phạm thường gặp trên thị trường.

 

2/ Hành vi vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp:

- KDCN: theo Khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Trên thị trường, KDCN bị xâm trạng dễ thấy nhất là trong ngành thời trang. Một chiếc túi của hãng thời trang nổi tiếng X vừa tung ra thị trường thì không lâu sau đã có những hàng nhái loại 1, loại 2 giống hơn 90% kiểu dáng. Sản phẩm công nghệ cũng là một trong những đối tượng hay bị nhái. Chiếc điện thoại của hãng A vừa ra mắt với giá cáo ngất ngưỡng thì hãng B cũng tung ra chiếc điện thoại giống hệt chỉ sau vài tuần với giá rẻ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý. Đối với trường hợp đưa hàng hóa vào một nước thì phải xem KDCN đó đã được đăng ký bảo hộ tại nước đó chưa, nếu KDCN không được đăng ký bảo hộ tại nước đó thì có thể xuất khẩu sản phẩm mà không gặp rắc rối gì về mặt pháp lý liên quan đến quyền SHCN.

- Nhãn hiệu: theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc ; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nói một cách đơn giản, nhãn hiệu có thể hình ảnh chứa tên sản phẩm, logo công ty và khẩu hiệu của công ty.

 Vậy nhãn hiệu thường bị xâm phạm như thế nào ?

Gần đây, vụ việc mì Hảo Hảo kiện mì Hảo Hạng là một ví dụ minh chứng dễ thấy nhất về hành vi xâm phạm này. Rồi như không ít lần báo chí đăng tải những hình ảnh dễ nhầm lẫn của các hãng nước giải khát nổi tiếng.

- Tên thương mại : theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009,Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Một vụ việc đình đám để ví dụ cho trường hợp này là vụ kiện giữa tập đoàn Vincom và tập đoàn Vincon. Cũng như KDCN và  nhãn hiệu, tên thương mại bị xem là xâm phạm khi dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Thông thường, 3 quyền này sẽ bị xâm phạm cùng nhau do một sản phẩm khi tung ra thị trường thường có hình dáng, nhãn hiệu và tên của công ty sản xuất.

 

Bài viết nếu có sai sót gì mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thành viên DanLuat

 

 

 

 

  •  27541
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…