DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những vấn đề quan trọng người thuê nhà cần nằm lòng khi đi thuê

Sau đây là những vấn đề các bạn cần nắm khi đi thuê nhà để tránh bị thiệt hại hoặc bị lừa đảo:

1. Giá điện, nước:

Theo đó, Các chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành, cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
 
Theo quy định của Bộ Công Thương tại Quyết định 4495/QĐ-BCT, từ ngày 01/12/2017, giá bán lẻ điện sinh hoạt dao động từ 1.549 đồng/kWh – 2.701 đồng/kWh, tùy vào lượng tiêu thụ điện.
 
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, chủ trọ tự ý thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định nêu trên khi mua điện theo giá bán lẻ thì sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
 
Tương tự, giá nước sinh hoạt phải tuân thei quy định của Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC
 

Stt

Loại

Giá tối thiểu (đồng/m3)

Giá tối đa (đồng/m3)

1

Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1

3.500

18.000

2

Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5

3.000

15.000

3

Khu vực nông thôn

2.000

11.000

 
Ngoài giá điện nước, người thuê cũng cần quan tâm đến những chi phí khác có thể phải trả như:
 
- Phí internet.
 
- Phí vệ sinh
 
- Đặc biệt với những người thuê nhà ở các chung cư, cần lưu ý mức phí quản lý chung cư, phí bảo trì, chiếu sáng khu vực…
 
luu-y-khi-thue-nha

2. Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản

Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:
 
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
 
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
 
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
 
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
 
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
 
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
 
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
 
7. Cam kết của các bên;
 
8. Các thỏa thuận khác;
 
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
 
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
 
11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
 
Tham khảo Mẫu hợp đồng thuê nhà tại đây
 
3. Bắt buộc phải đăng ký tạm trú
 
Quy định tại Luật cư trú 2020
 
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
 
-  Hồ sơ bao gồm:
 
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
 
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
 
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
 
Đăng ký tạm trú là điều kiện bắt buộc, do đó nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
 
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
 
4. Kiểm tra các thông tin trong hợp đồng, đặc biệt là tiền đặt cọc
 
khi thuê nhà, người thuê nên giao kết hợp đồng bằng văn bản và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
 
Luật nhà ở 2014 và Bộ luật dân sự 2015 đã kế thừa và chính thức điều chỉnh cụ thể khi loại bỏ điều khoản về công chứng, chứng thực này đối với Hợp đồng thuê nhà thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên.
 
 
5. Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu chủ nhà tự ý tăng tiền thuê
 
Căn cứ Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, bên thuê nhà ở có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở nếu bên cho thuê tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không báo trước cho bên thuê nhà theo thoả thuận.
 
Như vậy, trong thời gian thuê, nếu trong hợp đồng thuê nhà không có thoả thuận khác thì các bên phải thực hiện hợp đồng thuê nhà và cả hai bên đều không được tự ý chấm dứt việc thuê nhà.
 
Nếu bên cho thuê cố ý tăng giá nhà không báo trước hoặc bất hợp lý thì bên thuê có thể tự mình chấm dứt việc thuê nhà dù chưa đến hạn.
 
Thậm chí, căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự, nếu việc tự ý tăng tiền nhà trước hạn của chủ nhà gây ra thiệt hại cho bên thuê thì bên thuê còn có thể đòi bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì có thể khởi kiện ra Toà.

 

  •  452
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…