DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những trường hợp xem là giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nhằm tránh những giao dịch nhằm mục đích trục lợi cá nhân, gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty cũng như cổ đông khác.

Theo quy định tại khoản 1 điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 thì những giao dịch giữa công ty với những trường hợp sau sẽ được xem là giao dịch giữa công ty với người có liên quan và buộc phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

- Giao dịch giữa công ty với cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;

- Giao dịch giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

- Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.

Trong đó, người có liên quan của họ được quy định ở trên có thể hiểu theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Trên đây là các trường hợp khi có giao dịch hoặc giao kết hợp đồng sẽ được liệt vào các trường hợp giao dịch giữa công ty và người có liên quan. Cho nên, khi giao dịch có dấu hiệu thuộc các trường hợp trên phải chú ý và phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thông qua.

  •  398
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…