DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những trường hợp lách luật thường gặp

Bạn học Luật để làm gì? Có người nói với mình, học Luật là để bảo vệ gia đình mình, bảo vệ bản thân mình, cũng có người bảo học Luật là để không làm trái quy định pháp luật, và cũng có người bảo rằng học Luật là để lách luật….

Lý do thứ 3 mới là cái khó, bởi không phải ai cũng nhìn thấy được kẽ hở đó, và người thông minh thì thường áp dụng cách này.

Thế nhưng đến giờ, mình vẫn còn thắc mắc, lách luật thì có bị xử lý vi phạm không? Giả sử kẽ hở pháp luật của chúng ta chỉ là một cái lỗ xíu xiu, một người thông minh nọ nhìn thấy điểm đó, nên họ đã vận dụng trí não của mình để chui lọt qua đó, dần dần, người này qua đựơc chỉ cho người kia, cứ thế tiếp nối, khiến cho cái lỗ hở đó ngày càng to ra. Vậy thì lúc này các cơ quan công quyền xử lý ra sao? Trám lại cái chỗ đó hay là để yên cái lỗ đó luôn?

Sau đây, mình sẽ kể cho các bạn các quy định cấm và những trường hợp lách luật tương ứng:

1. Không được lấy vợ lẽ, nhưng lấy vợ chẵn thì được?

Tại Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 1959 có quy định “Cấm lấy vợ lẽ”. Thế nhưng mình không rõ là khi soạn thảo văn bản, các bác có bị nhầm về chính tả là “lẽ” hay là “lẻ” không? – Nếu theo đúng nghĩa thì chỉ cấm lấy vợ có số lẻ thôi, tức là 1 3 5 7 9, còn nếu lấy vợ chẵn thì được?

P/S: Rất may sau thời gian dài thay đổi, thì quy định này đã đựơc chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp để tránh gây hiểu nhầm trên.

2. Có con để chồng không ly hôn?

Hôn nhân sẽ là địa ngục nếu như không xuất phát từ tình yêu của 2 bên, ông chồng vì lý do nào đó phải kết hôn với người phụ nữ mình không yêu, sau thời gian dài chung sống, ông cũng cảm thấy mình không thể sống chung với người phụ nữ mình không yêu, thế nhưng chị vợ luôn có cách để anh chồng không ly hôn với mình. Đó là có con để chồng không ly hôn.

Bởi tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Cứ mỗi lần ông chồng có ý định ly hôn thì chị vợ này lại có bầu hoặc nuôi con nhỏ. Cứ như thế lần lựa rất nhiều lần mà ông chồng không thể ly hôn đựơc.

Cũng tại Luật này có quy định nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…” nhưng có vẻ như trường hợp cụ thể nêu trên thì nó chỉ tự nguyện từ phía chị vợ, còn anh chồng chỉ là sự tự nguyện trong ràng buộc thôi. Vậy thì có cách nào để giải quyết tình trạng trên không?

3. Có bầu để thoát án tử?

Bộ luật hình sự 1999 có điều khoản nhằm thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng, đó là “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.”

Trên thực tế vừa qua cũng đã xảy ra vụ việc một nữ tử tù đã cố ý có thai để thoát án tử.

Vậy thì có cách nào để xử lý trường hợp những nữ tử tù còn lại rất có thể áp dụng cách này để thoát án tử không?

4. Ký các loại hợp đồng không buộc phải đóng BHXH

Hiện nay, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định sẽ bắt buộc tham gia BHXH đối với những người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, đối với hợp đồng mùa vụ hoặc có hạn từ 01 đến 03 tháng cũng phải tham gia BHXH áp dụng từ 01/01/2018.

Dẫn đến nhiều trường hợp người sử dụng lao động sẽ ký các loại hợp đồng khác ví dụ hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thử việc…để không phải đóng BHXH đối với các dạng này.

Còn trường hợp nào nữa không mấy bạn, bạn nào biết kể tiếp giúp mình với….

  •  29048
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…