DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những trường hợp không bị xử phạt hành chính và xử lý hình sự

Nói tới vi phạm hành chính trước cho nhẹ nhàng, “search” ngay Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đã tìm thấy! “Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính”

Xem điều này nói gì nào,

Là sẽ không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau:

1.Thứ nhất, Nếu hành vi vi phạm thực hiện trong tình thế cấp thiết, tức là nếu có một “mối nguy hiểm” đang đe dọa đến mình (hoặc lợi ích của Người khác…) và mình vi phạm để “né” “mối nguy hiểm” đó thì mình không bị xử phạt. Nhưng mà đừng vi phạm “lố” nhé, thiệt hại từ việc vi phạm phải nhỏ hơn thiệt hại từ “mối nguy hiểm” kia.

[Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Tức là việc vi phạm này là vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác và thiệt hại từ việc vi phạm phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.]

2. Thứ hai, cũng giống như thứ nhất nhưng trường hợp này được gọi là “vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng”. Thay vì thực hiện hành vi để “né” thì chúng ta lại thực hiện hay vi để “chống trả”. Và đương nhiên là cũng đừng “quá tay” vì trong luật chỉ cho “chống trả lại một cách cần thiết”

[Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;Tức là việc vi phạm này là vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên]

3. Thứ ba, hành vi vi phạm là do sự kiện bất ngờ. Mà sự kiện bất ngờ là sự kiện mà không thể nhìn thấy trướchoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.

[Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;Tức là việc vi phạm này là do sự kiện mà không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.]

4. Thứ tư, hành vi vi phạm do sự kiện mất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mà (1) khách quan; (2) không lường trước được; và (3) không thể khắc phục hậu quả dù đã dùng mọi cách có thể.

[Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng. Mà sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.]

5. Thứ năm, người vi phạm bị tâm thần (được Tòa án tuyên) hoặc là do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính.

[Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính (người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình); người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định (dưới 14 với mọi vi phạm hành chính; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi với vi phạm không phải là do cố ý) […]”]

Tiếp theo là bàn về hình sự. Phần này hơi “căng căng”. “Search” tiếp, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

(không tính đến các trường hợp để không cấu thành tội phạm như: chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan)

Kết quả là: “Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự” và “Điều 59. Miễn hình phạt”

Vậy là có 2 trường hợp người vi phạm nhưng không chịu phạt.

Thứ nhất, được miễn trách nhiệm hình sự:

1. Đương nhiên được miễn khi:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Có thể được miễn khi

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hìnhmà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quảvào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quảcủa tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

d) Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hạihoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp phápcủa người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

2. Được miễn hình phạt

Có 2 điều kiện:

Thứ nhất, người vi phạm là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể và/hoặc có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ (Điều 51.1)

Ví dụ như: phụ nữ trên 70 tuổi và đang mang thai thì có thể đáp ứng điều kiện này.

“Điều 51. [...]

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s)14 Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t)15 Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x)16 Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ”

Thứ hai, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Mong mọi người góp ý thêm!

  •  9269
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…