DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những thú vị của văn bản pháp luật

>Không chính chủ -  tám giờ - ngực lép

Khi nghe “Văn bản pháp luật”, nhiều người nghĩ đến sự khô khan và mang tính bắt buộc nên khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu rõ về nó thì không những loại được rủi ro pháp lý mà còn mang lại sự thú vị đặc biệt cho mình. Không phải ai cũng biết những điều thú vị sau đây của văn bản pháp luật.

1. Văn bản “chết từ trong bụng mẹ”

Đó là trường hợp văn bản chưa có hiệu lực thì đã hết hiệu lực. Trường hợp này xảy ra đối với các văn bản pháp luật ban hành không phù hợp đối với quy định của pháp luật hoặc thực tiễn bị cơ quan có thẩm quyền “tuýt còi”.

Ví dụ: Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT có ngày hiệu lực là 03/9/2012 nhưng hết hiệu lực ngày 30/8/2012.

2. Văn bản “sống trước khi được sinh ra”

Đó là trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước (ngày có hiệu lực trước ngày ban hành văn bản). Trường hợp quy định hiệu lực trở về trước để phục vụ tốt nhất quyền lợi của người dân, chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn…

Ví dụ: Quyết định 1378/QĐ-BTC ban hành ngày 13/6/2014 nhưng có hiệu lực từ ngày 01/10/2013.

3. Văn bản “sinh non”

Đó là trường hợp văn bản được áp dụng khi chưa có hiệu lực.

Ví dụ: Luật Hình sự sửa đổi 2009 tuy có hiệu lực từ 01/01/2010 tuy nhiên quy định bỏ hình phạt tử hình tại các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334 đã được áp dụng từ 19/6/2009.

4. Văn bản “sống thực vật”

Đó là trường hợp văn bản vẫn còn hiệu lực theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên thực tế không còn áp dụng.

Về loại này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gọi là tình trạng “KHÔNG CÒN PHÙ HỢP”.

P/s: Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ thành viên. Trân trọng cảm ơn!

 

  •  6170
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…