DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quyền lợi của người lao động thường bị doanh nghiệp bỏ quên

Rất nhiều bài viết trước đây đề cập đến vấn đề quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình lao động, những quyền lợi sau đây thường xuyên bị bỏ quên mà rất ít người lao động đòi lại cho chính mình, thậm chí còn chưa biết đến:

1. Nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày “đèn đỏ” với lao động nữ

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: 

- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; 

- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; 

- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. 

(Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, Khoản 2 điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP)

2. Nghỉ 60 phút mỗi ngày cho các mẹ bỉm sữa

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau: 

- Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi; 

- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

(Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, Khoản 3 điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP)

3. Điều chỉnh mức lương theo lương tối thiểu vùng

Khoản 1 điều 90 Bộ luật lao động quy định

- Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

- Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều doanh nghiệp quên điều chỉnh mức lương khi Chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng

4. Trả lãi khi nợ lương 15 ngày trở lên

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. 

- Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: 

+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm; 

+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

(Điều 96 Bộ luật lao động 2012, điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

5. An toàn vệ sinh lao động

Người lao động phải được đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn vệ sinh lao động tong quá trình làm việc. Bộ luật lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động như sau:

- Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;

- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;

- Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

  •  2304
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…