DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NHỮNG QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 CÓ THỂ BỊ BÃI BỎ

 

Bộ luật lao động 2012 sau hơn 4 năm đi vào thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những điểm không phù hợp, chồng chéo và vênh với các văn bản pháp luật khác gây khó khăn trong việc thực thi. Do vậy cần phải sửa đổi Bộ luật lao động 2012 sao cho phù hợp, đặc biệt khi chúng ta đã là thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Dự kiến Bộ luật lao động này sẽ được sửa đổi và được thông qua vào cuối năm 2017, sửa đổi khoảng 100 Điều ở 15/17 Chương của Bộ luật 2012.

Phần trình bày dưới đây sẽ nêu các quy định Bộ luật lao động 2012 có thể bị bãi bỏ

1) Các hành vi bị nghiêm cấm: bãi bỏ quy định “quấy rối tỉnh dục tại nơi làm việc”.

2) Thời gian nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: bãi bỏ quy định “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này”. Do đó, trách nhiệm của người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

3) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Đối với một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng là “Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này” thì Dự thảo bỏ quy định “trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này”.

4) Loại hợp đồng: trước đây có quy định loại “hợp đồng theo mùa vụ hoặc làm công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng” tuy nhiên dự thảo bãi bỏ loại hợp đồng làm cộng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

5) Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn muốn nghỉ việc phải báo trước cho người lao động ít nhất trước 45 ngày. Tuy nhiên dự thảo có hướng cho người lao động không cần báo trước mà cho phép người lao động có quyền chấm dứt HĐLĐ bất kể lúc nào, không vì lý do gì mà chỉ cần thời hạn báo trước (để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn cho người lao động và để phòng ngừa, xóa bỏ lao động cưỡng bức).

6) Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Dự thảo bỏ quy định người lao động “Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo  quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”

7) Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của “nhiều” người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm  xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều  46 của Bộ luật này. Nay dự thảo bỏ quy định nhiều người. Do đó chỉ cần xảy ra trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, thì người sử dụng lao động đã phải có trách nhiệm  xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều  46 của Bộ luật này.

8) Trợ cấp mất việc làm: “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 10 Điều 36” chứ không quy định là bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 như Bộ luật Lao động 2012.

9) Ký kết thoả ước lao động tập thể ngành: thủ tuc bỏ quy định “01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở”.

10) Chính sách của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

11) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

12) Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

13) Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

14) Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

15) Tai nạn lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

16) Bệnh nghề nghiệp: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

17) Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

18) Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

19) Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh laođộng: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

20) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

21) Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

22) Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

23) Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: Bỏ vì trùng với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

24) Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ: Bỏ quy định “có đủ buồng tắm” đối với lao động nữ.

25) Quyền lợi của lao động nữ liên quan đến thai sản hay đến các vấn đề riêng của phụ nữ được quy định tại điều 155 liên quan đến bảo vệ thai sản đối với lao động nữ và trong đó có  khoản 5 quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, mỗi lao động vẫn sẽ được hưởng đủ số tiền lương theo hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Bộ luật Lao động mới năm 2017 (dự kiến bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 để thay thế Bộ luật Lao động 2012) quy định có lợi cho lao động nữ nêu trên sẽ bị bãi bỏ. Như vậy, đối với các lao động nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, sẽ không có ưu ái nào về giờ làm việc tồn tại nữa.

Bên cạnh đó, theo Dự thảo, quy định "Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc (thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động)" cũng sẽ bị bỏ đi. Như vậy các chị em có con nhỏ sẽ không còn được cho phép áp dụng “chế độ con nhỏ”- là việc đi muộn 1 tiếng đồng hồ hoặc nghỉ trưa thêm 1 tiếng đồng hồ hoặc về sớm trước 1 tiếng đồng hồ nữa.

26) Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên: “Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”, nay Dự thảo không áp dụng “danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành” mà căn cứ theo quy định Bộ luật

- “Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần”, bỏ quy định “từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi” vì có lao động dưới 1 5 tuổi được lao động trong một số nghề do luật định.

- “Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động”, bỏ quy định “Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi” vì có lao động dưới 1 5 tuổi được lao động trong một số nghề do luật định và họ cần được học tập văn hóa như những chủ thể khác và bỏ quy định “theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội”.

27) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể: bỏ “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện)” khỏi thẩm quyền được giải quyết.

28) Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc: Bỏ quy định “Công đoàn cấp tỉnh; Tổ chức đại diện người sử dụng lao động)

29) Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công: Bãi bỏ vì Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định.

30) Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công: Bãi bỏ vì Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định.

Trên đây là các quy định có thể bị bãi bỏ được ghi nhận trong Dự thảo Bộ luật lao động 2012. Để biết thêm thông tin bạn có thể tham khảo tại files đính kèm.

  •  6712
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…