DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định quan trọng về phòng cháy, chữa cháy đối với tòa nhà chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại

>>> Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra PCCC và quy trình kiểm tra 

Trong những ngày vừa qua người dân chưa khỏi bàng hoàng trước vụ cháy lớn ở chung cư Carina Plaza. Nhiều nguyên do xuất hiện,là do chuông báo cháy không reo, nước chữa cháy không xả,...dù là lý do gì đi chăng nữa thì công tác để phòng và chữa cháy là vấn đề chúng ta cần phải bàn tới.

Vậy pháp luật đã quy định như thế nào về việc phòng cháy, chữa cháy trong các tòa nhà, chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại?

         Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và cháy và chữa cháy đối với cơ sở chữa cháy danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, quy định tại Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ điều kiện an toàn về PCCC đối với các cơ sở trên được quy định như sau:

-  Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. Cụ thể:

+ Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn như: cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm cản trở lối đi kia, cấm dùng nước làm chất dập tắt; biển báo khu vực hoặc vật liệu dễ cháy nổ; biển chỉ dẫn về phòng và chữa cháy như: biển chỉ hướng thoát nạn, bình chữa cháy, nơi lấy nước, phương tiện chữa cháy,…

+ Quy cách, mẫu biển báo, chỉ dẫn thực hiện theo quy chuẩn TCVN 4879

+ Nội quy an toàn, sơ đồ, biển báo, chỉ dẫn được phổ biến và niêm yết những nơi dễ thấy, mọi người dễ biết và chấp hành.

(Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA)

- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ, quy trình kỹ thuật an toàn  phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở,  phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và -chữa cháy.

- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy  được huấn luyện nghiệp vụ với phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

- Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an, bao gồm: Hướng dẫn tại  quy định về hồ sơ bao gồm:

+ Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt , nghiệm thu (nếu có); văn bản thông báo về  bảo đảm các điều kiện an toàn(nếu có);

+ Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

+ Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

+ Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

+ Biên bản kiểm tra an toàn ; văn bản đề xuất, kiến nghị, biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có);Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có);

+ Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

(Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA)

 

         Ngoài ra pháp luật còn đưa ra những biện pháp cũng như công tác cần thực hiện trong phòng và chữa cháy:

- Đối với công tác phòng cháy:

Những biện pháp cơ bản bao gồm việc quản lý chắc chẽ các chất cháy, nổ,… còn thường xuyên kiểm tra định kỳ những sơ hở để có biện pháp khắc phục kịp thời (quy định tại điều 14 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 18 Nghị định 79/2014/NĐ-CP).

- Đối với công tác chữa cháy:

Thực hiện xây dựng và thực tập các phương án chữa cháy tổ chức theo định kỳ (quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi năm 2013  và hướng dẫn cụ thể tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP)

Với những nội dung trên về cơ bản đã khái quát những vấn đề cần thiết mà pháp luật ban hành để đảm bảo an toàn trong phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở. Nhưng đâu đó vẫn là những mối đe dọa tìm ẩn mà chúng ta chưa phát hiện được. Hành lang pháp lý còn “hở” chỗ nào chăng?

 

  •  24252
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…