DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định "lừa dối" trong pháp luật Việt Nam

Ngày 1/4 được biết đến như ngày "nói dối", là ngày chúng ta cho nhau những lời bông đùa để cho đời thêm vui, thêm đẹp. Chứ không phải là ngày lừa dối nhau đâu nha bấy bác. Nay mình thử liệt kê những quy định pháp luật liên quan đến "lừa dối", thiếu gì mời các bác bổ sung.

 

1. Bộ luật dân sự 2015

-Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

 

2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Khoản 2 Điều 110:

“Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.”

- Khoản 2 Điều 213:

“Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”

 

3. Luật thương mại 2005:

- Khoản 1 Điều 51:

Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

(Quy định về việc ngừng thanh toán trong thương mại)

 

- Điểm a Khoản 2 Điều 71:

Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;

(Hành vi cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch)

 

- Khoản 5 Điều 100:

Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.

(Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại)

 

- Khoản 5 Điều 123:

Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng.

(Một trong những trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ)

 

4. Luật hôn nhân và gia đình 2014:

- Điểm b Khoản 2 Điều 5:

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

 

- Điểm b Khoản 2 Điều 5:

Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

(Hai trong các hành vi bị cấm trong quy định bảo vệ chế độ hôn nhân, gia đình)

 

5. Luật sở hữu trí tuệ 2005

Khoản 5 Điều 73:

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

(Một trong những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu)

 

6. Bộ luật hình sự 1999

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 162. Tội lừa dối khách hàng

 

  •  13205
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…