DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định đặc biệt của TPHCM và Hà Nội mà người nhập cư cần lưu ý

>>> Hộ khẩu thành phố: rào cản của dân tỉnh?

>>> Tổng hợp điểm mới Thông tư 35/2014/TT-BCA về tạm trú, thường trú

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố lớn ở nước ta, thu hút nhiều người đến sinh sống và làm việc tại đây. Để đảm bảo sự quản lý về mọi mặt trước tình hình này thì ban lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã ban hành những quy định đặc biệt để điều chỉnh những vấn đề liên quan. Do đó, người nhập cư vào hai nơi này cần có những lưu ý sau:

1. Vấn đề nhà ở và cư trú

*** TP HCM:

Đăng ký hộ khẩu thường trú với nhà ở hợp pháp là nhà ở nhờ phải có diện tích tối thiểu là 8m2/người

Căn cứ Mục 2 Chỉ thị 32/2005/CT-UBND thì Ủy ban nhân dân thành phố quy định về điều kiện về nhà ở hợp pháp để đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi mới đến thuộc địa bàn thành phố là:

a) Nhà ở hợp pháp thực hiện theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 điều 11 Nghị định số 108/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ và Thông tư số 11/2005/TT-BCA ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ Công an.

b) Nhà ở nhờ phải đảm bảo diện tích tối thiểu 8m2/người.

c) Đối với hộ, nhân khẩu có hộ khẩu thường trú tại thành phố mà nhà ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú không còn hoặc không thể ở được nhưng nhà nơi đang ở chưa đáp ứng đủ điều kiện về nhà ở hợp pháp thì vẫn giải quyết cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà nơi đang ở và ghi rõ tình trạng về nhà ở trong sổ hộ khẩu.

Như vậy, người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh để được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi mới đến thì phải có nhà ở hợp pháp, nếu nhà ở hợp pháp là nhà ở nhờ phải có diện tích tối thiểu là 8m2/người.

 

*** Hà Nội:

1. Diện tích ở bình quân đối với nhà thuê nội thành để đăng ký hộ khẩu thường trú

- Căn cứ Nghị quyết  21/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thì diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành thành phố Hà Nội đến hết năm 2020 tối thiểu là 15m2 sàn/đầu người.

2. Đăng ký thường trú ở nội thành

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 quy định về quản lý dân cư thì:

Công dân dù không thuộc trường hợp khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú vẫn được đăng ký thường trú ở nội thành nếu:

+ Đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên;

+ Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở;

+ Đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

 

2. Chính sách lao động:

Người nhập cư cần biết một số quy định đặc biệt của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội về chính sách lao động sau:

*** Hồ Chí Minh:

1. Được nhận thêm các khoản hỗ trợ khi thuộc đối tượng tinh giản biên chế

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND thì Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quy định:

- Các đối tượng thuộc chính sách tinh giản biên chế được quy định tại Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP  sẽ được nhận hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách thành phố, nếu:

+ Đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi hoặc trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi hoặc trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ; ngoài chế độ chính sách được hưởng theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ, được hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách thành phố theo phương pháp tính như sau:

a) Được hỗ trợ thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được hỗ trợ thêm 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng Bảo hiểm xã hội;

c) Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được hỗ trợ thêm 1/2 (nửa) tháng tiền lương hiện hưởng.

+ Đủ điều kiện thôi việc ngay, ngoài chế độ chính sách được hưởng theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ, được hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách thành phố theo phương pháp tính như sau:

a) Được hỗ trợ thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được hỗ trợ thêm 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

- Đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý tự nguyện xin nghỉ công tác trước tuổi (nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc không thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP), căn cứ vào độ tuổi và thời gian tham gia công tác tại cơ quan Nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội, xem xét hưởng hỗ trợ thêm theo các phương pháp tính nêu trên.

Như vậy, người lao động làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu thuộc các trường hợp tinh giản biên chế có thể được nhận thêm các khoản hỗ trợ như đã nêu trên.

2. Người lao động từ các tỉnh, thành phố khác có thêm một số quyền lợi và nghĩa vụ 

Căn cứ Mục IV Hướng dẫn 2211/LĐTBXH.HD thì:

Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh được quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động đến thành phố tìm việc làm thì chậm nhất trong 7 ngày, kể từ ngày đăng ký tạm trú phải đến Ủy ban nhân dân Phường, Xã, Thị trấn nơi đăng ký tạm trú để được cấp thẻ đăng ký tìm việc làm.

2. Người lao động đến thành phố làm những công việc sản xuất kinh doanh cá thể, công việc lao động tự do thì chậm nhất trong 15 ngày kể từ ngày đến thành phố cần tiến hành đăng ký với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện nơi đăng ký tạm trú để được cấp thẻ lao động.

3. Người lao động đến thành phố làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì người sử dụng lao động được làm thủ tục cấp sổ lao động chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày người lao động được tuyển dụng

3. Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở

*** TP Hồ Chí Minh:

- Căn cứ Quyết định 60/2017/QĐ-UBND

Áp dụng đối với thửa đất mới hình thành và thửa đất không thuộc trường hợp không được tách thửa:

Khu vực

Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa

Khu vực 1:

gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

 tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.

Khu vực 2:

gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.

 tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

Khu vực 3:

gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).

 tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.


*** Hà Nội:

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.”

Trên đây là những quy định về vấn đề này mà mình tìm hiểu được, mong các bạn đóng góp để bài  viết được hoàn thiện hơn.

  •  1329
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…