DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định cần biết để đảm bảo quyền lợi khi tiến hành tố cáo

Những quy định mà người tiến hành tố cáo nên biết khi tố cáo cá nhân/tổ chức nào đó để đảm bảo thủ tục chính xác, nhanh gọn và hiệu quả. Những quy định được trích từ Luật tố cáo 2011

- Người nước ngoài tại Việt Nam tố cáo cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì tiến hành theo Luật tố cáo, nếu có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy đinh khác thì áp dụng Điều ước quốc tế.

- Cá nhân, tổ chức tiếp nhận tố cáo có trách nhiệm phải giải quyết cho người tố cáo và phải có trách nhiệm đảm bảo bí mật về họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.

- Quyền của người tố cáo:

+ Yêu cầu cá nhân/tổ chức tiến hành tiếp nhận, thụ lý giải quyết và thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị de dọa, trả thù.

+ Được khen thưởng.

- Nghĩa vụ của người tố cáo:

+ Phải trình bày rõ thông tin cá nhân.

+Trình bày, cung cấp nội dung, tài liệu liên quan đến tố cáo.

+ Chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình và bồi thường nếu hành vi tố cáo là sai sự thật.

- Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan hành chính nhà nước:

+ Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

+ Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tố cáo đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đối với cơ quan chuyên môn do mình bổ nhiệm, quản lý.

+ Người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý.

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với chủ tịch, phó chủ tịch cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý.

+ Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương giải quyết tố cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cụ và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý.

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giải quyết tố cáo đối với người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu của cơ quan; đơn vị thuộc Bộ; cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức do mình trực tiếp bổ nhiệm; quản lý.

+ Thủ tướng chính phủ giải quyết tố cáo đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các cơ quan khác:

+ Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND các cấp giải quyết tố cáo đối với công chức do mình quản lý trực tiếp, Chánh án, Phó chánh án, Viện trưởng, Phó viện trưởng của TAND, VKSND cấp dưới.

+ Tổng Kiểm toán nhà nước giải quyết tố cáo đối với Kiểm toán trưởng, Phó kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, quản lý.

+ Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, Kiểm toán khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với công chức do mình quản lý, bổ nhiệm trự tiếp.

+ Người đứng đầu cơ quan nhà nước khác giải quyết tố cáo đối với công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

- Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Người đứng đầu đơn vị sư nghiệp công lập

+ Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người đứng đầu cơ quan của Tổ chức chính trị xã hội giải quyết tố cáo đối với viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

- Trình tự giải quyết tố cáo:

+ Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

+ Xác minh nội dung tố cáo;

+ Kết luận nội dung tố cáo;

+ Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

+ Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

 - Hình thức tố cáo: Thông qua đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp. (không tiếp nhận tố cáo qua e-mail, tin nhắn…)

- Thời hạn giải quyết tố cáo: 60 – 90 ngày. Có thể gia hạn thời gian giải quyết lên từ 30 – 60 ngày.

- Kết luận nội dung tố cáo bao gồm:

+ Kết quả xác minh tố cáo

+ Kết luận đúng – sai trong, xác định trách nhiệm.

+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị biện pháp xử lý; tổ chức; cá nhân (nếu có)

- Nếu nhận thấy việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì có thể tiếp tục tố cáo lên người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp. Thời hạn giải quyết tố cáo tiếp là 10 ngày.

- Tố cáo có dấu hiệu tội phạm:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo theo quy cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý, xử lý cho cơ quan, tổ chức chuyển tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn thông báo có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.

- Hồ sơ vụ việc tố cáo:

+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;

+ Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;

+ Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

+ Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;

+ Kết luận nội dung tố cáo;

+ Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);

+ Các tài liệu khác có liên quan.

- Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo phải được công khai tại cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác, nơi tiếp công dân , phương tiện đại chúng.

 

  •  2468
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…