DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những nhầm lẫn thường gặp trong kê khai sơ yếu lý lịch

Có lẽ sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ thường gặp nhất từ lúc đi học cho đến lúc đi làm, mẫu sơ yếu lý lịch có thể là bạn tự soạn, cũng có thể là bạn chỉ phải điền thông tin theo mẫu có sẵn. Thế nhưng không phải ai cũng kê khai đúng các thông tin sau đây:

1. Nguyên quán/Quê quán:

Trong các giấy tờ, biểu mẫu cũ trước đây thường sử dụng từ “Nguyên quán”, còn các giấy tờ, biểu mẫu hiện nay thì sử dụng từ “Quê quán”, cho nên có thể hiểu “Nguyên quán” hay “Quê quán” là như nhau.

Nhiều người thường hiểu rằng Nguyên quán/Quê quán là nơi mình sinh ra, là nơi mình chôn nhau cắt rốn, thế nhưng thực tế thì không phải vậy, Nguyên quán/Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Giấy đăng ký khai sinh (căn cứ Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014)

Cách xác định tốt nhất là bạn xem thông tin Quê quán của mình tại Giấy khai sinh. Bởi từ đây, mọi thông tin của bạn được tạo lập dựa trên thông tin của loại giấy này, trường hợp có sự khác nhau sẽ rất khó cho bạn trong trường hợp thực hiện các giấy tờ thủ tục chẳng hạn như việc đăng ký nhập học tại trường hay thi tốt nghiệp các cấp…

2. Nơi thường trú/nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Một số loại giấy tờ được ghi rõ ra là “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” thì cũng đủ để bạn biết được mình phải ghi nơi nào, nhưng một số loại giấy tờ lại chỉ ghi là “Nơi thường trú”. Bạn cần phải hiểu rằng nơi thường trú là nơi bạn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định vả đã đăng ký thường trú.

Nhớ rằng, nơi thường trú phải hội đủ các yếu tố:

- Sinh sống thường xuyên.

- Ổn định.

- Không có thời hạn.

- Đã đăng ký hộ khẩu

(Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006)

Cho nên để ghi chính xác thông tin này, thì bạn tìm địa chỉ hộ khẩu của mình ở đâu thì ghi nơi đó vào.

3. Địa chỉ tạm trú:

Bạn có thể để trống nêu nơi bạn đang ở cũng chính là nơi thường trú, còn trong trường hợp bạn đã đăng ký hộ khẩu ở một nơi và đang ở một nơi khác thì bạn ghi vào mục này nơi bạn đang ở. Nơi tạm trú là nơi bạn sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú – Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

4. Nơi cư trú:

Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nên bạn có thể ghi 1 trong 2 nơi nêu trên. Nhiều trường hợp cứ nghĩ rằng nơi cư trú phải là nơi thường trú, điều này là hoàn toàn sai nhé!

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

5. Trình độ văn hóa:

Nhiều bạn thấy rằng mình đang học Đại học hoặc đã học xong Đại học thì ghi vào mục này là Đại học. Điều này là sai. Vì trình độ văn hóa chỉ xét ở các cấp độ như sau: Mù chữ, Tiểu học, Trung học sở sở, Trung học phổ thông – Đoạn chú thích cuối cùng của Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC.

Như vậy, mục này bạn ghi nội dung là 12/12 nếu đã hoặc đang học Đại học. Trong trường hợp mẫu Sơ yếu lý lịch là do bạn tự soạn thì bạn có thể thêm mục Trình độ chuyên môn – Đây chính là nội dung bạn có thể ghi cụ thể mình là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hay Thạc sĩ ngành Luật…

Lưu ý: Các thông tin mình không nêu trong bài viết này là do đã có sự rõ ràng, không có sự nhầm lẫn. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn tránh khỏi các sai sót khi kê khai sơ yếu lý lịch của mình.

  •  81524
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…