DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những nhà báo bị bắt khiến dân tình đặt dấu hỏi

1/ Nhà báo Nguyễn Việt Chiến, phóng viên nội chính của báo Thanh niên:

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến sinh năm 1952, đã từng phục vụ trong quân đội. Tốt nghiệp đại học ngành địa chất, Nguyễn Việt Chiến công tác tại báo Văn Nghệ, trước khi về làm phóng viên báo Thanh Niên từ năm 1993, chuyên theo dõi mảng nội chính.

Nhà báo Chiến bị khởi tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS.

Quyết định khởi tố bị can cho rằng nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã đưa những thông tin sai sự thật về vụ án Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa nhận hối lộ, tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18 (PMU18).

Việc bắt nhà báo Nguyễn Việt Chiến khi ông Chiến có mặt tại trụ sở cơ quan An ninh điều tra theo yêu cầu của cơ quan công an. Tại đây, các điều tra viên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và đưa hai nhà báo về nhà riêng và trụ sở văn phòng đại diện để khám xét.

Theo đánh giá của Ban Biên tập báo Thanh Niên, Nguyễn Việt Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn, và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt trong vụ án "Năm Cam và đồng bọn", được dư luận đánh giá cao. Ngoài lĩnh vực báo chí Nguyễn Việt Chiến còn là nhà thơ có tài. Anh đã đoạt nhiều giải thưởng thơ của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và gần đây được giải thưởng thơ của Hội Nhà văn.

2/ Nhà báo Nguyễn Văn Hải, phóng viên nội chính của báo Tuổi trẻ.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải sinh năm 1975, vào Đảng từ năm 21 tuổi - khi còn là sinh viên Phân viện Báo chí và tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền). 12 năm lăn lộn với nghề báo, bút danh N.V.Hải, N.V.H. trên báo Tuổi Trẻ gắn liền với hàng loạt vụ án lớn như vụ Thủy cung Thăng Long, vụ tham nhũng ở dự án Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực dầu khí, vụ tiêu cực ở Thanh tra Chính phủ, vụ tiêu cực ở ngành hàng không, vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn, vụ án ở PMU18...

Trong quá trình xử lý, đăng tải thông tin về vụ án tiêu cực ở PMU18, báo Tuổi Trẻ có một số thông tin không chính xác và ngay sau đó đã cải chính kịp thời trên mặt báo, có tin cải chính tới hai lần. Những sơ suất này đều được Ban biên tập Tuổi Trẻ rút kinh nghiệm sâu sắc ở các khâu, trong đó có vấn đề tỉnh táo, thận trọng, tránh nôn nóng khi đưa tin về các vụ chống tham nhũng.

Nhà báo Hải bị bắt cùng thời gian, cùng lý do với nhà báo Nguyễn Việt Chiến.

3/ Nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi trẻ

Phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó) để đưa 15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng nhận đăng ký xe môtô... cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an Q.Bình Thạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông trái quy định.

Theo tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên đã có sơ suất về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho ông Huỳnh Minh Đức nhằm tìm kiếm bằng chứng về hành vi tiêu cực.

4/ Nhà báo Trương Duy Nhất (Bloger một góc nhìn khác):

Ông Nhất hiện nay đã 49 tuổi và hiện đang sinh sống tại Tp. Đà Nẵng - một trong những thành phố TW bậc nhất của Việt Nam.

Ông đã có kinh nghiệm hơn 8 năm làm nhà báo  tại báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng rồi chuyển sang báo Đại Đoàn Kết.

Từ năm 2011 ông đã chuyển sang viết blog với cái "momg muốn" khi ông tham gia viết báo không làm đựơc đó là tạo ra "Một góc nhìn mới".

Được biết vào tháng 10 năm 2012, Blog " Một góc nhìn khác" cũng đã bị cảnh cáo về “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“. 

Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an bắt giữ ông Trương Duy Nhất về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Suy ngẫm: Việc các nhà báo có "tiếng nói khác" bị bắt ảnh hưởng phần nào đến tâm lý, màu mực và ngòi bút của cánh nhà báo. Xu thế "đưa tin một chiều" ngày càng trở nên phổ biến và tràn lan sự nhàm chán; vai trò của báo chí trong tiếng nói của dân thường trở nên nghèo nàn, èo uột.

  •  14602
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…