DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những lưu ý khi thay đổi chữ ký

Bài viết tham khảo

>>> Cần lưu ý 04 điều này để tránh bị giả mạo chữ ký;

>>> Nhận diện chữ ký giả;

>>> Học cách nhận dạng chữ ký giả mạo!


Thông thường việc thay đổi chữ ký của mỗi một con người diễn ra khá phổ biến. Người ta có thể thay đổi với lý do: chữ ký chưa đẹp, chữ ký quá đơn giản, kém sang, chữ ký chưa hợp phong thủy,… Vì thế, việc thay đổi chữ ký qua các giai đoạn cũng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, việc thay đổi chữ ký thường xuyên như vậy nhưng cũng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định đó là “Việc thay đổi chữ ký rồi thì nên ký chữ ký đã thay đổi, không được ký lại chữ ký cũ khi chưa thay đổi”.

Nên nếu bạn đã quyết định thay đổi chữ ký cũ để nó phù hơn với hiện tại bạn mong muốn thì kể từ thời điểm thay đổi về sau bạn chỉ ký theo chữ ký đã thay đổi, không ký chữ ký như trước nữa. Riêng về chữ ký trước đây thì vẫn có giá trị vì nó là do bạn ký, bạn thừa nhận là chữ ký của bạn thì không có vấn đề gì cả.

Nhưng đối với một số trường hợp đặc thù liên quan đến tài sản cá nhân của bạn hay của người khác có sử dụng chữ ký của bạn thực hiện đăng ký bảo đảm thì như thế nào? sau đây sẽ là một số lưu ý về thay đổi chữ ký các bạn cùng lưu ý để tránh rủi ro nhé.

Hai ví dụ điển hình khi thay đổi chữ ký bạn sẽ gặp rắc rối như sau:

* Một là: khi bạn sử dụng chữ ký giao dịch với ngân hàng (làm thẻ ATM, gửi tiền,..) nhưng thời gian sau chữ ký bạn thay đổi thì khi bạn thực hiện giao dịch (như: Rút tiền,...) cần đối chiếu chữ ký gốc ban đầu đăng ký, nhưng bạn lại không nhớ thì có ảnh hưởng gì không?

-> Đối với trường hợp này thì bạn cần chứng minh được chủ thể giao dịch với ngân hàng là bạn bằng 3 điều kiện phải thỏa mãn như sau:

- Giấy chứng nhận về nhân thân người giao dịch: CMND, Hộ chiếu...(1)

- Nhân dạng phải đúng hoặc gần đúng với hình (do thời gian làm giấy tờ lâu nên có thể hơi khác.(2)

- Chữ ký.(3)

Đối với 2 yêu cầu (1) và (2) thì thông thường nếu bạn thường xuyên giao dịch thì sẽ được thông cảm.

Riêng yêu cầu (3) thì không thể chấp nhận. Vì: Đây là chứng cứ giao dịch (nhận tiền) mà ngân hàng có trách nhiệm phải lưu giữ để chứng minh khi có khiếu nại của khách hàng. Trong thực tế rất nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về việc họ bị mất tiền trong tài khoản; Khi có khiếu nại mà ngân hàng xuất trình chữ ký của người nhận tiền không giống với chữ ký mẫu thì ngân hàng sẽ phải bồi thường. Đây là lý do người nhận tiền phải ghi giấy đề nghị để lưu bút tích và ngoài chữ ký nhận tiền thường phải viết họ tên để khi cần thì giám định chữ viết. (câu trả lời từ tài khoản: hungmaiusa).

Căn cứ : Thông tư số 23/2014/TT-NHNN;

Vì vậy, đối với trường hợp này bạn cần lưu ý như sau:

- Khi bạn có ý định thay đổi thì liên hệ ngay với ngân hàng để làm thủ tục đăng ký, bổ sung chữ ký với ngân hàng tại thời điểm thay đổi để tránh bị quên chữ ký và gây bất tiện cho giao dịch sau này.

- Để chắc chắn hơn thì khi đăng ký với ngân hàng bạn cần lưu lại một bản chữ ký mẫu để khi qua thời gian bạn có thay đổi chữ ký thì vẫn còn nhớ chữ ký gốc;

- Trường hợp bạn không lưu lại, bạn có thể kiểm tra lại giữ liệu cá nhân, vì thời điểm giao dịch ngân hàng sẽ đưa lại cho mình một số giấy tờ có chữ ký của bạn.

* Hai là: việc bạn thay đổi chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Một lĩnh vực được xem là nguy hiểm khi có rủi ro phát sinh. Theo quy định Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/5/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Theo quy định, bạn có thể bị phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đối với hành vi chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký và lên đến 30 triệu đồng nếu bạn có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.

Bạn xem chi tiết tại: Phạt đến 10 triệu đồng nếu chữ ký không giống nhau;

* Những lưu ý đối với chữ ký số.

Ngoài ra, Hiện nay cá nhân sử dụng chữ ký số khá phổ biến để thay thế cho chữ ký tay. Tính pháp lý của văn bản có chữ ký số tương tự như văn bản ký tay. Do đó, người ta sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử khá phổ biến.

Việc thay đổi chữ ký số được thực hiện như sau:

- Sử dụng hệ thống kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử; Sử dụng hệ thống kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử : http://nhantokhai.gdt.gov.vnhttps://nopthue.gdt.gov.vn;

- Sử dụng hệ thống Thuế điện tử eTax : https://thuedientu.gdt.gov.vn 

Khi thay đổi chữ ký số theo hình thức trên, cần lưu ý như sau:

- Nhập thông tin thay đổi chính xác.

- Nên đặt mật khẩu dễ nhớ và lưu mật khẩu vào một file để đề phòng các trường hợp quên mật khẩu. Khi sai mật khẩu quá 3 lần thiết bị số sẽ bị khóa, khi đó cần liên lạc ngay với tổng đài chữ ký số để reset lại thiết bị.

- Khi có thay đổi về thông tin chủ thể, cần thông báo tới tổng đài chữ ký số để yêu cầu thay đổi thông tin trên hệ thống.

Trên đây là những lưu ý đối với việc thay đổi chữ ký, do đó khi bạn đang sử dụng chữ ký tay hoặc chữ ký số thì khi thay đổi chữ ký bạn cũng cần lưu ý những điểm cơ bản để khi thay đổi tránh những tủi ro pháp lý có thể xảy ra.

  •  53843
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…