DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những lỗi pháp lý sơ đẳng của phim Hoa hồng trên ngực trái

Kết thúc phim Hoa hồng trên ngực trái tạm gọi là một cái kết có hậu đối với khan giả, tuy nhiên trong mắt của dân luật thì nó là một vết “gợn” rất là khó chịu vì cái kết phim hết sức vô lý về mặt logic, y học cũng như trái về mặt pháp lý. Cụ thể là tình tiết về ca mổ của Bống và hành động hiến tim của Thái dành cho Bống. Mình xin chỉ ra một số vô lý về mặt pháp lý như sau như sau:

Kết quả hình ảnh cho hoa hồng trên ngực trái

1. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 (Luật 75/2006/QH11) quy định, nghiêm cấm việc hiến bộ phận cơ thể người khi cơ thể còn sống.

Luật quy định, chỉ được lấy bộ phận cơ thể người để thực hiện cấy ghép khi người hiến đã chết não, ở đây Thái bị bệnh nan y nhưng cơ thể vẫn đang là cơ thể sống, đang trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Thái đề nghị lấy tim mình để ghép cho con gái, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu thực tế này diễn ra thì sẽ dẫn đến một số hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Bác sỹ thực hiện lấy tim sẽ vi phạm lời thề Hypocrate và có nguy cơ phải đối diện với tội giết người.

2. Thái bị bệnh, không đủ điều kiện để hiến tim

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Luật 75/2006/QH11 thì việc thực hiện ghép mô, bộ phận từ cơ thể người đang nhiễm bệnh theo danh mục bệnh của Bộ Y tế quy định là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BYT thì bệnh ung thư dạ dày là bệnh mà người bệnh không được tiến hành hiến bộ phận cơ thể người.

Vậy việc lấy tim của người bệnh như Thái cũng là một hành vi không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Một số phân tích nhỏ để chia sẻ với mọi người.

 

 

  •  29137
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…