DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những loại hợp đồng nào phải đóng bảo hiểm xã hội?

>>> Xác lập loại hợp đồng nào thì có lợi cho người lao động?

>>> Cách đơn giản để tính BHXH một lần

>>> Tổng hợp văn bản liên quan đến Luật bảo hiểm xã hội (còn hiệu lực)

 

Khi người sử dụng lao động và người lao động tiến hành giao kết hợp đồng với nhau thì tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của công việc mà các bên có thể lựa chọn ký kết một trong các loại hợp đồng sau:

(1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

(2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

(3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (hay còn gọi được là hợp đồng thời vụ).

Khi thực hiện đóng bảo hiễm xã hội bắt buộc cho người lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành các công việc phức tạp liên quan đến kế toán như: báo cáo sổ sách, quyết toán thu – chi,…Vì vậy, để thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp thực hiện các chế độ thống kê kế toán thì Luật bảo hiểm xã hội 2006 chỉ quy định trường hợp giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 02 tháng trở lên thì doanh nghiệp mới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc với hợp đồng dưới 03 tháng, pháp luật vẫn quy định trong trường hợp này người sử dụng lao động phải trả số tiền đáng lẽ sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội và lương cho người lao động (Điều 141 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung 2002) . Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người lao động để “quỵt” khoản tiền trên dẫn đến người lao động phải chịu thiệt thòi.

Để khắc phục bất cập trên, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã chính thức khẳng định: chỉ cần giao kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì đã thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm có:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

…..

Như vậy, trừ trường hợp thực hiện công việc dưới 01 tháng, ngoài ra người lao động dù giao kết bất cứ loại hợp đồng lao động nào với người sử dụng lao động thì đều có quyền lợi và nghĩa vụ được tham gia bảo hiểm xã hội.

 

XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM

Nếu người sử dụng lao động/người lao động vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) với mức phạt cụ thể từng hành vi như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia không đúng mức quy định

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng

Người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

 Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng, chậm đóng.

- Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.


Ngoài ra, tùy vào mức độ và tính chất vi phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gian lận bảo hiểm xã hội theo Điều 214 Bộ luật hình sự 2015:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

….

 

  •  1708
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…