DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều về BHXH trong năm 2019 mà NLĐ cần biết

Những điều về BHXH trong năm 2019 mà NLĐ cần biết

>>> 7 điều NLĐ phải biết trong năm 2019 để bảo vệ quyền lợi của mình

Trong năm 2019 mức lương tối thiểu vùng cùng với mức lương cơ sở tăng, tác động không nhỏ đến quyền lợi của người lao động.

1. Khái niệm

Mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.

Những mức lương này là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho người lao động

2. Sự điều chỉnh trong năm 2019

 

Lương cơ sở

Lương tối thiểu vùng

Mức lương

Hiện hành

Từ 01/07/2019

Hiện hành

Từ 01/01/2019

1.390.000 đồng/tháng

1.490.000 đồng/tháng

- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng

- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng

Vùng III: 3.090.000 đồng/

- Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng

- Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng

- Vùng II: 3.710.000 đồng/ tháng

- Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 2.920.000 đồng/ tháng

Căn cứ pháp lý Nghị định 72/2018/NĐ-CP Nghị quyết số 70/2018/QH14 Nghị định 141/2017/NĐ-CP Nghị định 157/2018/NĐ-CP

3. Tác động của việc tăng lương đến mức đóng và mức hưởng trợ cấp cấp BHXH của người lao động

3.1. Tác động từ việc tăng mức lương cơ sở

Nhờ mức lương cơ sở tăng mà mức hưởng cho các chế độ BHXH vào năm 2019 cũng tăng theo.

STT

Chế độ

Căn cứ pháp lý

Từ 01/07/2019

Hiện hành

1

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày (30% mức lương cơ sở)

Điều 29 Luật BHXH 2014

 447.000 đồng

 417.000 đồng

2

Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở

Điều 38 Luật BHXH 2014

 2.980.000 đồng

 2.780.000 đồng

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng  02 lần mức lương cơ sở

 2.980.000 đồng

 2.780.000 đồng

3

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Điều 41 Luật BHXH 2014

 447.000 đồng

 417.000 đồng

4

Mức trợ cấp một lần với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% được thực hiện như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở

- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 46 Luật BHXH 2014

 7.450.000 đồng (cứ giảm 1% + 745.000 đồng)

 6.950.000 đồng (cứ giảm 1%+695.000 đồng)

5

Mức trợ cấp hằng tháng với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được thực hiện như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở

- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47 Luật BHXH 2014

 447.000 đồng (cứ giảm 1% +29.800 đồng)

 417.000 đồng (cứ giảm 1% +27.800 đồng)

6

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật BHXH 2014, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng  mức lương cơ sở.

Điều 50 Luật BHXH 2014

 1.490.000 đồng

 1.390.000 đồng

 

7

NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở

Điều 51 Luật BHXH 2014

 53.640.000 đồng

 50.040.000 đồng

8

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

- Một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

- Một ngày bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Điều 52 Luật BHXH 2014

 

 372.500 đồng

 596.000 đồng (tại cơ sở tập trung)

 347.500 đồng

 556.000 đồng (tại cơ sở tập trung)

9

Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH 2014 bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH 2014.

Điều 56 Luật BHXH 2014

 1.490.000 đồng

 1.390.000 đồng

10

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở

Điều 66 Luật BHXH 2014

 14.900.000 đồng

 13.900.000 đồng

11

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở

- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở

Điều 68 Luật BHXH 2014

 745.000 đồng

 1.043.000 đồng (thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng)

 695.000 đồng

 973.000 đồng (thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng)

12

NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH 2014.

Điều 71 Luật BHXH 2014

 1.490.000 đồng

 1.390.000 đồng

3.2. Tác động từ việc tăng mức lương tối thiểu vùng

Theo Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương (phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự).

Ngoài ra tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức lương đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Mức đóng bảo hiểm của người lao động (NLĐ) sẽ bao gồm: 8% hưu trí, tử tuất, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 1.5% bảo hiểm y tế, tổng là 10.5%. Vào 01/01/2019 thì mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000- 200.000 (đồng/tháng) thì số tiền mỗi tháng mà NLĐ phải đóng tăng tối thiểu từ 16.800 – 21.000 (đồng/tháng). Đây là một con số không lớn.

Như vậy ta thấy việc tăng mức lương tối thiểu vùng cùng với mức lương cơ sở thì đều tác động đến mức đóng và hưởng trợ cấp của người lao động. Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng mức lương tối thiểu vùng thì được áp dụng từ 01/01/2019 còn việc tăng mức lương cơ sở thì thực hiện từ 01/07/2019.

  •  25103
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…