DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP

>>> Toàn văn Hiệp định TPP bản tiếng Anh và tiếng Việt.

Hiệp định TPP đã hoàn tất quá trình đàm phán và sẽ chính thức ký kết vào ngày 04/02/2016, có hiệu lực sau 02 năm kể từ ngày ký kết.

Hiệp định TPP gồm 30 chương, trong đó, chương 19 (gồm 15 Điều) đề cập đến các vấn đề lao động – là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Hiệp định TPP là 1 trong 73 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có nội dung về lao động

Tính đến thời điểm thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 1995, mới có 4 Hiệp định FTA có nội dung về lao động.

Và tháng 01/2015 đã có 72 Hiệp định FTA quy định về nội dung. Nếu như Hiệp định TPP được thông qua thì con số này là 73.

vấn đề lao động trong TPP

Các nội dung chính về lao động tại Hiệp định TPP

Pháp luật lao động của các nước thành viên tham gia Hiệp định TPP phải đảm bảo có đủ các nội dung về quyền lao động sau đây:

- Công nhận quyền tự do thương lượng tập thể của người lao động.

- Xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. Nghĩa là quan hệ lao động dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên tham gia, nghiêm cấm các hành vi cưỡng bức, bắt buộc người lao động.

- Xóa bỏ lao động trẻ em. Cụ thể, nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động trẻ em làm ảnh hưởng đến sự phát triển, giáo dục của trẻ.

- Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp. Đặc biệt nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, màu da…

- Các điều kiện về mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động, phải đảm bảo tốt nhất cho người lao động.

Các tiêu chuẩn về người lao động trong ILO không nên dùng cho mục đích bảo hộ thương mại

Tránh trường hợp lợi dụng các tiêu chuẩn về người lao động trong mục đích bảo hộ thương mại, Hiệp định TPP khuyến cáo việc sử dụng các tiêu chuẩn này cho mục đích bảo hộ thương mại.

Nghiêm cấm hoạt động phát triển thương mại đầu tư làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động

Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường, đầu tư thương mại, nhiều chủ doanh nghiệp thường bỏ qua các quyền lợi của người lao động, hay có khi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Hiệp định TPP nghiêm cấm các hoạt động phát triển thương mại đầu tư làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Các doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm với xã hội

Cụ thể, các nước thành viên tham gia Hiệp định TPP phải đảm bảo có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của mình tự nguyện tham gia các hoạt động hướng đến mục tiêu trách nhiệm với xã hội.

Các quy định về thủ tục tố tụng trong lao động

Cần lưu ý rằng các thủ tục tố tụng về vấn đề lao động phải tuân thủ nguyên tắc công bằng, bình đẳng, minh bạch, thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định.

Đồng thời, không được kéo theo các chi phí và thời hạn kéo dài không đáng có cho người lao động. Các vụ việc về lao động phải được giải quyết nhanh nhất có thể.

Nâng cao phúc lợi cho người lao động

Cụ thể, các bên tham gia Hiệp đình cần hợp tác với nhau trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động. Có thể hợp trong các lĩnh vực,

- Tạo ra việc làm, thúc đẩy chất lượng và năng suất làm việc, là tiền đề để thúc đẩy kinh doanh bền vững.

- Đề cao sự sáng tạo tại nơi làm việc để nâng cao an sinh, phúc lợi và tính cạnh tranh giữa những người lao động.

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo lâu dài, thường xuyên, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

- Giúp người lao động cân bằng chất lượng công việc và cuộc sống, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động.

- Các chế độ thù lao.

- Giải quyết những thách thức, cơ hợi trong việc đa dạng nguồn nhân lực như bình đẳng trong quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động (tiền lương, chế độ bảo hiểm, giải quyết tranh chấp…)

  •  7581
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…