DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những chiêu lừa sinh viên thường bị mắc bẫy

Sinh viên nói chung và đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, năm hai chân ướt chân ráo bước vào giảng đường Đại học thường xuyên là đối tượng mục tiêu của những tổ chức mang nhiều mục đích xấu. Sinh viên với nhận thức còn non trẻ, cộng thêm sự nhiệt thành năng nổ rất dễ rơi vào những cạm bẫy như bán hàng đa cấp, lừa đảo tiền bạc, trộm cướp, lôi kéo theo những tư tưởng xấu,…

Điểm qua những chiêu lừa sinh viên thường bị mắc bẫy để các bạn chú ý tránh nhé:

1. Trở thành đối tượng của các công ty bán hàng đa cấp

Hiện nay, hình thức bán hàng đa cấp ngày càng hoành hành trong giới sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất. Vì đây là đối tượng mới ra đời trong cuộc sống, dễ bị cám dỗ trước những thứ mới mẻ và “miếng mồi” ngon để những tên lừa đảo này lợi dụng.

Với những lời quảng cáo, mời mọc hết sức hấp dẫn ở khắp nơi, từ báo mạng, tờ rơi hay thậm chí chính những bạn bè người quen bạn biết. Họ sẽ nói với bạn về nhiều thứ, vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp, những lượng tiền khổng lồ có thể đạt được khi tham gia làm việc. Mặc dù có nhiều lời cảnh báo trên các mạng xã hội, báo đài, nhưng nếu không tỉnh táo bạn cũng sẽ rất dễ bị lôi kéo.

2. Công ty giới thiệu việc làm thêm

Nhiều sinh viên vì nhu cầu cuộc sống hay hoàn cảnh gia đình, muốn tự lập, bương trãi với cuộc đời nên cần tìm một công việc làm thêm là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, họ trở thành con mồi béo bở của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm thêm lừa đảo. Chúng sẽ đăng và giới thiệu các việc làm hết sức “ngon ăn” nhưng thực tế công việc lại khác so với đã giới thiệu, mặc dù các em đã phải trả một mức phí hoặc tiền đặt cọc rất đắt trước khi các em nhận được công việc.

Cách phòng tránh: nên tìm đến những trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, đáng tin cậy, hoặc nhờ sự hỗ trợ từ đoàn, hội sinh viên trong trường để tìm được một công việc làm thêm phù hợp

4. 'Cò' nhà trọ

Những tờ giấy nhà trọ mới xây, giá rẻ được dán ở các cột đèn, cột điện thì 90% là lừa đảo. Họ không ghi địa chỉ nhà cụ thể mà chỉ ghi số điện thoại để liên hệ.

Những người này sẽ dẫn bạn đi vòng vèo các chốn, rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí ‘đưa đi'. Nếu bạn phản kháng lại hoặc có ý kiến sẽ lập tức bị đe dọa.

Lời khuyên cho bạn là nên tìm nhà qua những trang web uy tín hoặc thông qua người quen để biết được chủ nhà, mức giá, căn phòng định thuê.

5. Người lạ nhận quen biết trên xe bus

Kẻ gian có thể sẽ vu khống cho bạn là người thân bỏ nhà đi để lôi kéo từ trên xe bus xuống nhằm cướp đồ đạc.

Gặp tình huống như vậy, bạn hãy bình tĩnh yêu cầu sự trợ giúp từ tài xế và phụ xe cùng những người xung quanh. Nếu người lạ bắt chuyện, bạn đừng vội khai thông tin. Khi bị nhận là người thân, bạn cứ hỏi to: ‘Họ tên gì, quê ở đâu? Cha mẹ mình làm gì?' rồi nói với người khác họ là người bắt cóc.

An toàn nhất là bạn luôn ngồi chung ghế đã có một người ngồi trước, gần người lái xe hoặc phụ xe nhất.

6. Đứa trẻ lạc nhờ dẫn đường theo tờ giấy

Bạn nhìn thấy một đứa bé đang đứng khóc một mình bên lề đường trông rất tội nghiệp. Bạn hỏi lý do thì được biết em đi lạc đường và muốn bạn dẫn về nhà bằng mẩu giấy địa chỉ được ghi sẵn đó. Đừng vội tin, có thể đứa bé sẽ dẫn bạn đến những nơi mà bọn lừa đảo, bắt cóc đang chờ sẵn.

Khi gặp trường hợp này, bạn nên đưa em bé đên Công an Phường gần nhất

7. Lừa sinh viên tham gia bán hàng rong

Nhiều cá nhân tổ chức lợi dụng danh nghĩa các nhà từ thiện, tổ chức sự kiện quyên góp để sinh viên tự nguyện tham gia. Bằng việc bán hàng rong, bạn sẽ thu về số tiền nhất định, số tiền này được hứa hẹn sẽ trao đến những người khó khăn, trẻ em nghèo,… Nhưng thực chất là ko có chương trình từ thiện nào cả

Một cách khác, các cá nhân, tổ chức thuê sinh viên bán hàng với sự hứa hẹn về mức lương cũng như công việc vô cùng hấp dẫn. Trung bình mỗi tháng, doanh số bán hàng của mỗi sinh viên đạt được từ 6-30 triệu đồng tùy theo thời gian làm việc và khả năng của mỗi người, song hầu hết số tiền này sinh viên phải nộp lại cho công ty, mỗi người chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng tiền xăng xe và 10% doanh số bán được sau khi đã trừ mọi chi phí nên gần như đi làm không công. Sau một thời gian làm việc, không ít bạn nhận ra điều này nhưng không dám nghỉ việc, một phần vì bị đe dọa sẽ gọi người thân trong gia đình lên làm việc, một phần vì lo sợ phải nộp tiền phạt ghi trong hợp đồng là 100 triệu đồng do nghỉ trước thời hạn (5 năm).

8. Lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật

Nhiều tổ chức hiện nay hoạt động không hợp pháp vẫn luôn có các biện pháp lôi kéo, kích động, dụ dỗ sinh viên tham gia vào tổ chức của chúng. Ví dụ như các hoạt động biểu tình, phát tờ rơi với nội dung chống phá Nhà nước, Hội thánh đức chúa trời,..

Sinh viên cần tránh xa những lời dụ dỗ như kể trên, và luôn nhớ rằng tuyệt đối không tham gia vào những hoạt động trái pháp luật. Lời khuyên khi bạn gặp những trường hợp trên là trình báo với cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn.

Trong tình trạng các loại tội phạm ngày càng phát triển, việc lừa đảo không chỉ đơn thuần dung vũ lực để là để cướp đoạt tài sản như trước đây mà họ còn có thể lừa đảo lợi dụng sức lao động, lợi dụng lòng tin,… Vì thế, các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, năm hai phải hết sức cẩn thận để bảo vệ sự an toàn của bản thân cũng như tài sản bên mình.

 

  •  9410
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…