DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những câu nói tựa như “thuốc tiên” trong văn bản pháp luật

Dân gian ta thường ví von “thuốc tiên”, “thuốc thần” là loại thuốc kỳ diệu, chỉ cần uống vào là mọi loại bệnh tật khó trị cỡ mấy cũng đều dứt khỏi. Còn thực tế trên đời này có “thuốc tiên”, “thuốc thần” hay không thì các bạn biết câu trả lời rồi đó.

Trong văn bản pháp luật cũng vậy, cũng có nhiều câu tựa như “thuốc tiên”, “thuốc thần” mà mình nói ở trên, sự xuất hiện của nó có thể làm cho nhiều văn bản pháp luật được “sinh ra” trước đó “chết đi” hoặc làm vô hiệu quy định mà nó mới đề cập, nhưng chỉ khác ở chỗ là nó có thật, thật đấy các bạn.

Dẫn chứng một vài câu nói như sau:

1/ Các quy định trước đây trái với Nghị định hoặc Thông tư hoặc Quyết định này đều hết hiệu lực hoặc bị bãi bỏ” – câu này thường xuất hiện trong Điều quy định về Hiệu lực thi hành của Nghị định, Thông tư, Quyết định.

Ví dụ như:

- Tại Điều 16 Nghị định 66/2015/NĐ-CP

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Nghị định này.

- Hoặc tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BTP:

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015 và thay thế Thông tư số 17/2010/TT-BTP ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự. Các quy định trước đây do Bộ Tư pháp ban hành trái với Thông tư này bị bãi bỏ.

Chỉ có câu này thôi sẽ làm cho hàng loạt các quy định được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đều sẽ bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực. Nhưng ngặt nỗi làm sao để biết cụ thể đựơc quy định nào tại văn bản pháp luật nào vì số lượng văn bản được ban hành ngày càng nhiều, nhất là người dân áp dụng các Nghị định, Thông tư, Quyết định như mình đây?

2/ “Trừ trường hợp khác/trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” câu này lại hay có trong các quy định Các hành vi bị nghiêm cấm hoặc các quy định liên quan đến việc không được phép, được phép làm, chẳng hạn như:

Khoản 5 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT:

“5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Giám đốc Ban quản lý các dự án, chương trình thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; cán bộ, công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc chỉ được tham gia các đoàn ra ngoài kế hoạch khi có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách và không quá 02 (hai) lần mỗi năm, mỗi lần không quá 10 (mười) ngày làm việc, trừ trường hợp khác được Bộ trưởng cho phép.”

Và trường hợp khác như thế nào thì phụ thuộc vào các trường hợp phát sinh thực tế mà những người quản lý lãnh đạo ra quyết định chi tiết.

Vấn đề là việc đưa ra những câu nói tựa như “thuốc tiên” này là việc dễ dàng cho người ban hành, nhưng lại làm khó cho những người thi hành áp dụng, điển hình là mình. Nhất là câu nói số 1 mình đã nêu ở trên, nhiều khi rà lại không biết quy định nào của văn bản nào bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực luôn???

Thắc mắc một điều là dễ dàng như vậy thì những câu này có bị lạm dụng để đưa vào các văn bản pháp luật không? Chứ khi đọc văn bản mới ban hành mà đụng đến những câu này là mình thấy buồn lắm đó.

  •  13021
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…