DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những bài học từ 'Cha giàu, cha nghèo'

TÔI có những chia sẻ thú vị cùng Zing.vn sau buổi giao lưu cùng tác giả của "Cha giàu, cha nghèo" - ông Robert Kiyosaki - tại Hà Nội.

Tôi là fan của Rich Dad, Poor Dad (tạm dịch Cha giàu, cha nghèo) từ khi bắt đầu biết làm kinh doanh. Những triết lý trong quyển sách này đã thấm nhuần từ khi tôi chỉ là chàng trai 20 kể từ khi đọc lần đầu tiên năm 2001... Tôi đọc ít nhất vài chục lần. Đó là lý do tôi vui mừng đến nghe ông nói chuyện. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ nghe ông nói, tôi đã ngẫm:

 

Sau buổi sáng đến và bỏ về vì không thích nghe về chứng khoán, cổ phiếu từ mấy diễn giả hơi lý thuyết kia, vì nói toàn thứ đã nghe từ nhiều năm trước và vẫn làm hàng ngày và làm sát thực hơn họ nói, có vẻ như họ chưa hiểu nhiều về thị trường chứng khoán Việt Nam và những góc khuất nên tôi hơi khó chịu, thì chiều tôi quay trở lại để nghe Robert Kiyosaki.

 

Tôi cảm nhận được lời nói của người diễn giả này là sự đồng cảm có thuyết phục về con đường khởi nghiệp gắn với nghề diễn giả và đầu tư. Ông Kiyosaki đã xuất hiện cùng với chuyên gia kinh tế hàng đầu Richard Duncan khẳng định đi khẳng định lại điều tôi đã tâm niệm: Cơ hội lớn nhất nằm ở Việt Nam. Cơ hội để chúng ta học, làm, và xây dựng doanh nghiệp thật sự. Đó là tất cả những gì đọng lại trong tôi, cũng là thứ tôi nhìn thấy, nhận thấy và chia sẻ nói chuyện với những người bạn thân, những người nhân viên hàng ngày, hàng giờ và thậm chí nó cố hữu trong tư tưởng của tôi.

 

Tôi rút ra được về 3 lĩnh vực cho cá nhân mình, muốn chia sẻ cùng mọi người đã không đến nghe ông Kiyosaki nói:

1. Chứng khoán - Cổ phiếu

Tạm rút hoàn toàn khỏi chứng khoán cách đây gần 1 năm là điều hợp lý và sáng suốt nhất cuộc đời tôi mặc dù với thị trường chứng khoán Việt Nam tôi chỉ có được nhiều hơn rất nhiều so với cái mất ít ỏi, thậm chí có thể nói tôi chưa từng mất thực sự trong chứng khoán qua 2 lần khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Bởi tôi biết đâu là cuộc chơi, đâu là đầu tư thực sự, bởi tôi vừa làm người tạo ra trò chơi vừa làm người chơi. Tôi thường rút ra khi "game over" (trò chơi kết thúc) và không cố tạo ra trò chơi mới một cách vội vã. Đó là triết lý tài chính của tôi.

Lời khuyên cho tất cả những người đang được gọi là dân chơi chứng khoán - cổ phiếu ở Việt Nam là hãy đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thực sự và được công nhận tổng thể về thương hiệu, dòng tiền, con người, sản phẩm (Vinamilk, Vincom...) và tuyệt đối rút ra khỏi những cổ phiếu mà người chủ của nó không là ai cả, cổ phiếu đầu cơ...

Thời của sức mạnh thực sự đã quay trở lại. Hãy tỉnh táo và đừng tin vào những kẻ lưu manh (chưa bao giờ xây dựng góp phần làm một công ty bền vững mọi mặt mà chỉ ăn theo hô hào bằng kiến thức tài chính ở trường học và mánh khoé trường đời, những kẻ dựa hơi vào những doanh nghiệp mà bản thân người chủ không biết làm tài chính chẳng hạn) trên sàn chứng khoán. Những người, những doanh nghiệp làm thật sự, họ tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo công ăn việc làm và có trải nghiệm trong doanh nghiệp họ xây dựng bằng tâm huyết và nền tảng kiến thức đạo đức.

Sẽ có một cuộc đại khủng hoảng thị trường tài chính năm 2016 tại Mỹ, Trung Quốc... Và cơ hội toàn bộ quay sang Việt Nam. Sự kiện có thể sẽ bùng nổ trong 2 năm tới, nên chúng ta phải tạo ra những doanh nghiệp thực sự, nếu không thể thì chúng ta hãy mua cổ phần của những doanh nghiệp có giá trị thực sự.

 

2. Bất động sản (BĐS):
Hãy mua BĐS tài sản, không mua BĐS tiêu sản. 4 BĐS đã mua, 2 cái đã bán trong năm 2015 là con số tôi đã làm, bằng trực giác trên các cơ hội thực tế như một sở thích, sau ngày hôm nay tôi sẽ chuyên nghiệp, nghiêm túc hơn. Tôi sẽ gặp gỡ và kết hợp với những người giỏi về BĐS để cùng họ đầu tư... Tôi nghĩ rằng may mắn hay tìm đến người nỗ lực. Tôi nỗ lực và tôi cũng là người may mắn.

 

3. Thương hiệu - giá trị bền vững:

Vài năm trước đây các bạn nước ngoài thường dẫn tôi tham quan nhà máy của họ với hàng ngàn công nhân trong khuôn viên vài chục ha và hãnh diện về tài sản, cơ ngơi khổng lồ của họ. Khi đó, tôi có chút thán phục.

Nhưng giờ đây tôi cười thầm và nghĩ rằng anh ta đang làm thuê cho ngân hàng và đang làm thuê cho... tôi. Đống máy sẽ thành sắt vụn, mặt bằng sẽ hoang vu, hàng ngàn công nhân mất việc nếu tôi không giao hàng cho họ gia công! Cái làm nên giá trị đích thực là thương hiệu để bán hàng.

Tôi tập trung xây dựng doanh nghiệp của mình thành biểu tương thời trang, niềm tự hào và say mê hàng triệu người cũng là nguồn sống của hàng vạn công nhân và nhiều công ty phát triển theo. Tôi sẽ chào đón năm của Việt nam theo Kiyosaki như vậy. Tôi nhớ lại lời chúc của một người bạn Hàn quốc O.K. Kweon vài năm trước: sau 3 năm thương hiệu của tôi sẽ được yêu mến, sau 7 năm nó sẽ là biểu tượng, đến nay đã đúng phần đầu, tôi sẽ nỗ lực để hoàn thành phần sau.

Khi Kiyosaki nói: "Cơ hội lớn nhất ở Việt Nam" hay "Khủng hoảng 2016 ở Mỹ"... nhiều người cho là điên rồ nhưng tôi cho là hoàn toàn đúng.

Những gì to lớn đến đâu nhưng bạn không sẵn sàng đón nhận nó cũng là không có. Mù không thấy ánh chớp, còn điếc không nghe được sấm. Cơ hội không dành cho kẻ lười biếng, khủng hoảng cũng không dành cho người giàu, có tệ cỡ nào họ vẫn còn nửa tỷ. Đối với tôi, dù điều đó có xảy ra hay không nó vẫn đúng, vì tôi góp phần tạo ra nó cho tôi.

Một điều cuối cùng mà tôi cũng đã làm trong hơn 2 năm qua là duy trì thói quen cho đi và nhận lại. Cho đi: mỗi 1 tháng nhận lời mời đi ăn của một người có ý chí, có tư duy, có sức mạnh và có khả năng giàu gần bằng mình... Rồi nhận lại: 1 tháng mời 1 người giàu hơn mình đi ăn... (điều này là phải làm ngay và danh sách đã có vài chục người rồi, sẽ mời họ những nơi tuyệt vời nhất). Tôi cũng là người luôn nhắc nhở những người bạn của tôi: Anh/chị/em phải giàu, giàu càng nhanh càng tốt, thành công càng nhanh càng tốt.

 

 

 

_____
P/s:
Gần đèn thì sáng, hãy cho tôi gần những người như Kiyosaki để thắp sáng lên ngọn lửa chiến thắng.

 

 

 

  •  8035
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…