DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NHNN lấy ý kiến Dự thảo bổ sung quy định về cho phép vay qua app

NHNN vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN theo đó có một số nội dung nổi bật như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 23 do Thông tư bổ sung quy định cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Cho vay theo hình thức truyền thống hay cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử thì trong thỏa thuận cho vay vẫn phải có các nội dung tối thiểu đã được quy định.

Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản (bao gồm cả hợp đồng điện tử), trong đó tối thiểu có các nội dung sau:”.
 
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 23 như sau:
“b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi giao kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin”.
 
cho-vay-qua-app
 
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2
 
- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 cho phù hợp với khoản 5 và sửa đổi, bổ sung khoản 5 cho phù hợp với khoản 12 Điều 2.
 
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39, vì: Thực trạng thời gian qua một số TCTD cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản. Do đó, để kiểm soát rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản, cần quy định chặt chẽ hơn (quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ...) đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà.
 
- Bổ sung khoản 12 quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn cho phù hợp quy định tại Chương VI Bộ Luật Dân sự và NĐ 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và sửa đổi khoản 5 Điều 2 cho phù hợp với khoản này.
 
3. Sửa đổi, bổ sung quy định những nhu cầu vốn không được cho vay (Điều 8):
 
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3, điều chỉnh các nhu cầu vốn không được cho vay phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đầu tư (các ngành nghề cấm đầu tư theo quy định của Luật, chứ không phải theo quy định của pháp luật nói chung).
 
- Sửa đổi, bổ sung khoản 5 cho phù hợp với thực tế, thay vì chỉ quy định đối với nhu cầu thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, cụ thể: Thanh toán lãi tiền vay của khoản cho vay để trồng cây công nghiệp có thời gian từ lúc trồng cây đến lúc khai thác là trung, dài hạn; thanh toán lãi tiền vay trong quá trình học tập, đào tạo mà chi phí lãi vay này đã được tính bao gồm trong dự toán tổng chi phí học tập, đào tạo...
 
Sửa đổi, bổ sung khoản 6 cho phù hợp với thực tế, thay vì chỉ quy định đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cụ thể: Khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm cho phù hợp với thông lệ thị trường và bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế; bên cạnh đó, tạo điều kiện cho TCTD được vay để trả nợ khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Ngoài ra, việc quy định tại thời điểm xem xét cho vay, khoản vay đang được phân loại nợ thuộc nhóm nợ 1 hoặc nhóm nợ 2 theo kết quả gần nhất về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp để tránh che giấu nợ xấu nhưng đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 mà khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi bổ sung).
 
- Bổ sung khoản 7 vì thực tiễn thời gian qua, một số TCTD đã thực hiện cho vay để chứng minh năng lực tài chính của khách hàng vay khi tham gia giao dịch dân sự với bên thứ ba, như chứng minh tài chính để đi du học, bảo lãnh, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, NHNN đã có văn bản số 9565/NHNN-CSTT ngày 06/12/2019 cảnh báo TCTD. Vì vậy, cần xem xét bổ sung quy định về nhu cầu vốn không được cho vay để đảm bảo kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và kiểm soát rủi ro khoản vay.
 
Bổ sung khoản 8 vì:
(i) Đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh không hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn: Việc đánh giá phương án khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng là rất khó do hiệu quả của phương án được xác định bởi khoản lợi tức cố định do bên nhận góp vốn cam kết trả cho khách hàng, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của bên nhận góp vốn và nguồn trả nợ của khách hàng được thẩm định phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền của bên nhận góp vốn; việc xác định vốn vay được sử dụng đúng mục đích được thực hiện thông qua việc kiểm soát tiền được chuyển cho bên nhận góp vốn. Tuy nhiên, sau khi giải ngân vào tài khoản của bên nhận góp vốn, một số trường hợp TCTD không kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên nhận góp vốn, không đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp.
 
(ii) Đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn: Thực tế cho thấy một số trường hợp chủ đầu tư/đơn vị nhận vốn góp là doanh nghiệp mới thành lập; các hồ sơ, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp không có nhân sự có kinh nghiệm, không có máy móc, phương tiện hoạt động thi công công trình; không có tài sản cố định phục vụ hoạt động quản lý, kinh doanh, chủ đầu tư nhận vốn góp không có khả năng tài chính cũng như năng lực thực hiện dự án/phương án...; trong khi đó, TCTD thực hiện thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát vốn vay thiếu chặt chẽ...
 
(iii) Về cho vay hoàn vốn tự có: Việc cho vay này tiềm ẩn rủi ro về việc sử dụng vốn vay và tính xác thực của các giao dịch mà TCTD tài trợ trong thực tế; TCTD sẽ không kiểm soát được việc khách hàng sử dụng số tiền được giải ngân.
 
(iv) Về cho vay thanh toán tiền đặt cọc: TCTD cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, tuy nhiên hầu hết các dự án BĐS sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo q uy định của pháp luật như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Sau khi TCTD cấp tín dụng khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro.
 

>>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm bên dưới

  •  753
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…