DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhiều người cùng đánh một người: Xác định trách nhiệm từng người ra sao?

Nhiều người cùng đánh một người

Nhiều người cùng cố ý gây thương tích cho một người

Trong nội dung của một vụ án, có 15 đối tượng cùng thực hiện hành vi đánh một người, tuy nhiên người trực tiếp làm nạn nhân chết bằng 1 cú đánh mạnh vào đầu là A còn 14 người kia vì nhìn thấy A bị đánh nên bất bình nhảy vào đánh giúp. Nhiều quan điểm cho rằng 14 người trên phạm tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên vấn đề này lại không đơn giản như vậy...

Thứ nhất, mức độ thương tích để có thể xem xét tội cố ý gây thương tích

Trước hết, chắc chắn A phải bị xem xét giữa hai tội "Giết người" và "Cố ý gây thương tích"

Nếu hành vi của A ngay từ đầu là tấn công dứt khoát nhằm mục đích kết liễu nạn nhân, đây phải được coi là tội "Giết người".

Nếu hành vi của A ban đầu chỉ là tấn công, trong số những hành vi tấn công có 1 hành vi làm chết nạn nhân (tức việc làm chết người nằm ngoài chủ đích của người phạm tội) thì chỉ là "Cố ý gây thương tích"

Về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nếu không nằm trong những trường hợp đặc biệt (loại trừ tình tiết “có tổ chức” vì họ chỉ vô tình thấy A bị đánh nên xông vào giúp chứ không có cấu kết chặt chẽ từ đầu) thì tội này chỉ bị xử lý hình sự khi tỷ lệ thương tích là 11% trở lên.

Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện hành vi như nhau, yếu tố “đồng phạm” được xác định là trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Tuy nhiên, Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. (Khoản 1, Khoản 4 BLHS).

Ở đây xuất hiện một điểm gây tranh cãi: Đồng phạm đối với tội này có phải tất cả mọi người đều làm nạn nhân thương tổn 11% hay không?

Nếu mỗi người chỉ làm nạn nhân thương tổn 1% nhưng có đến 14 người thì mức thương tổn tổng cộng là 14%, nhưng rõ ràng không thể coi trường hợp này là “nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội” bởi lẽ từng người chỉ gây thương tổn 1% thì đâu thể cấu thành tội phạm?

Ngoài ra, cũng rất khó để xác định chính xác mức độ thương tổn của từng người gây ra cho nạn nhân. Giả sử thực tế có vài người trong số 14 người này gây thương tổn trên 11% cho nạn nhân, nhưng hành vi xảy ra liên tục, nếu không có camera quay lại hoặc người làm chứng, việc phân hóa trách nhiệm hình sự một cách chính xác là bất khả thi!

Khi mỗi người chỉ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích mà tỉ lệ thương tật dưới 11% thì sẽ bị xử phạt 500.000 đến 1.000.000 đồng theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, hành vi trực tiếp của từng đối tượng

Một vấn đề khác cần bàn đến là: Giả sử hành vi đánh tập thể này kéo dài 3 phút. Sau 1 phút thì A thực hiện hành vi gây ra cái chết trực tiếp cho nạn nhân. Trong 2 phút còn lại những người tham gia đánh đập chỉ đang đánh một cái xác, như vậy việc xác định mức độ gây thiệt hại của những người khác có ý nghĩa gì nữa hay không?

Bản chất của hành vi gây thương tích là gây “thương tật” cho người khác, vì vậy người đã chết rồi thì coi như đã thương tật 100%, không thể có chuyện gây thương tật vượt ra khỏi 100% được.

Theo hướng suy luận này, những đối tượng vẫn tiếp tục tấn công xác chết có hai khả năng bị xử lý:

(1) Nếu biết người này chết rồi mà vẫn đánh xác chết

Bộ luật hình sự có quy định về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt". Tuy nhiên những hành vi bị xét vào tội này thường nghiêm trọng như: mổ, lấy bộ phận của xác chết, thiêu, đốt, chặt, ... 

Như vậy ở trường hợp này những người trên có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

(2) Nếu chưa biết người này đã chết mà nên vẫn thực hiện hành vi cố ý gây thương tích

Vấn đề quay về việc phân hóa trách nhiệm cho từng đối tượng, tuy nhiên nếu gây thương tích cho xác chết thì có bị xử phạt hành chính hay không?

Qua những vấn đề được đặt ra, có thể thấy đây là một trường hợp khó xác định trách nhiệm hình sự, hành chính cụ thể. Mong bạn đọc và các luật sư đóng góp ý kiến!

  •  3216
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…