DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhiều đề xuất mới cho Bộ luật hình sự: có nên ủng hộ ???

Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đang được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Mục đích của các hình phạt nhằm giáo dục, răn đe các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nhiều quan điểm trái chiều được đưa bàn luận cũng nhằm mục đích trên. Theo tôi, tôi ủng hộ các quan điểm sau đây, vậy còn bạn thì sao?

1/ Áp dụng hình phạt cho cá nhân và pháp nhân

Quy định trước đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, hiện nay, nhiều đề xuất ủng hộ việc áp dụng hình phạt cho cả cá nhân và pháp nhân. Thực tế, nhiều vụ việc trong lĩnh vực trách nhiệm hình sự liên quan đến pháp nhân, việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để bị xử lý hình sự không chỉ liên quan đến cá nhân người quản lý mà còn liên quan đến những người làm việc tại pháp nhân đó. Vậy sẽ xử lý ra sao khi hành vi vi vi phạm là do hầu hết những người làm việc tại pháp nhân, không thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Vì vậy, theo tôi việc bổ sung thêm đối tượng chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân là hợp lý.

2/ Giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền

Các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù. Như đã đề cập ở trên, mục đích hình phạt là nhằm để giáo dục, răn đe, hướng đến giảm thiểu các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các hình phạt liên quan đến kinh tế và môi trường có cần thiết phải áp dụng hình phạt tù hay không? Mỗi cá nhân là một nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của xã hội. Đa số các hành vi vi phạm đến kinh tế và môi trường đều vì mục đích trục lợi, thu nguôn lợi từ tài sản của người khác về phía mình. Việc áp dụng hình phạt tù đối với các hành vi này có thật sự mang tính chất răn đe, giáo dục hay chỉ làm lãng phí nguôn ngân sách nhà nước từ việc phạt tù. Việc phạt tiền kèm theo hình phạt tù đối với các hành vi này thực chất chỉ mang tính chất tượng trưng, không bù đắp được hậu quả do các hành vi này gây ra. Thay vào đó, tăng mức tiền phạt tương xứng với hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra thì tính chất răn đe, giáo dục đối với các đối tương này sẽ cao hơn. Biện pháp này còn nhằm triệt tiêu mục đích thực hiện các hành vi của các đối tượng này.

Tuy nhiên, có một thực tế khi áp dụng hình phạt tiền, nhiều bị cáo vẫn chây ì, chậm nộp tiền hay không nộp tiền theo đúng quy định. Để bảo đảm cho việc thực hiện này được chặt chẽ, dự thảo cũng có nêu “Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực, nếu người bị kết án cố ý không chấp hành hình phạt tiền, Tòa án quyết định chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính”.

3/ Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình

Quy định trước đây áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là các hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực với mức độ gây nguy hại đến mức đặc biệt nghiêm trọng đều bị tử hình. Dự thảo Bộ luật hình sự chỉ nêu hình phạt tử hình đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

Nhiều năm trước đây đã có luồng quan điểm cho rằng nên bỏ án tử hình vì lý do nhân đạo, phù hợp với quy luật tự nhiên (không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ), tránh tình trạng oan sai người vô tội (thực tế việc để xảy ra oan sai là điều không thể tránh khỏi trong xét xử, nhiều vụ việc khi được lật lại do lỗi của người xét xử mà đã làm chết oan người vô tội, nhìn lại chỉ thấy nghẹn lòng…!)…Đối với cá nhân tôi, dù vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình (chỉ là thu hẹp phạm vi áp dụng nó) trong mọi trường hợp, người xét xử cần phải cân nhắc, hạn chế áp dụng hình phạt này đến mức có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

  •  7717
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…