DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

nhận xét giúp mình


Tội hiếp dâm được qui định tại điều 111 blhs thuộc nhóm tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm con ngưởi có những đặc điểm chung sau:

-hành vi phạm tội tất cả các tội trong nhóm đếu dưới hành động phạm tội

-hậu quả của tội phạm là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự của con người dứơi dạng thiệt hại về tinh thần. Hậu quả này không phải là dấu hiệu bắc bụộc của tất cả các cttp của nhóm tội phạm này. Tất cả các tội phạm của nhóm này đều có cttp hình thức

(hậu quả này không phải là dấu hiệu bắc buộc của tất cả các cttp của nhóm này có 2 ý nghĩa nhưu sau:

-tất cả các cttp cảu nhóm này đều không yêu cầu hậu quả (thiệt hại về tinh thần)

-hậu quả này không phải là dấu hiệu bắc buộc của 1 số cttp và là dấu hiệu bắc buộc của 1 số cttp khác)

từ câu liền sau "tất cả các tội phạm thuộc nhóm này đều có cttp hình thức” có thể biết được ý nghĩa câu đi liền trước của nó là tất cả tội phạm thuộc nhóm này đều không yêu cầu hậu quả xảy ra(thiệt hại về tinh thần)

và còn 1 số đặc diểm khác nữa

*khi vào phân tích mặt khách quan của tội hiếp dâm thì "cttp hiếp dâm đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân. Nhưng không yêu cầu phải kết thúc về quá trình sinh lý

theo bình luận khoa học blhs của thạc sỹ luật học, chánh án tòa hình sự tòa án nhân dân tối cao đinh văn quế có phân tích: “giao cấu vừa là hành vi cũng là hậu quả xảy ra của tội hiếp dâm (người bị hại đã bị hiếp). Về vấn đề này, vì hậu quả là kết quả của 1 hành vi gây ra, là mối quan hệ nhân quả giữa a(hành vi)và b(hậu quả), không thể có hiện tượng vừa là a lại vừa là b. đúng là như vậy, nhưng ở đây hành vi giao cấu không bao giờ là nguyên nhân của hậu quả bị giao cấu mà hậu quả bị giao ấu là kết quả cuả hành vi dùng vũ lực nhằm giao cấu. Cũng tương tự như vậy, chúng ta có thể co hành vi chiếm đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu vừa là hành vi nếu xét từ phía người phạm tội, vừa là hậu quả nếu xét từ người bị hại (bị chiếm đoạt)” (trích bình luận khoa học blhs tập 1 trang 183). Qua đó tác gỉả đồng thời khẳng định tội hiếp dâm là cttp vật chất, chứ không qui định như ở tội cướp “nhằm”chiếm đoạt. Thông thường đối với các cttp hình thức, điều văn của điều luật thường dùng từ “nhằm” để chỉ mục đích của người phạm tội như những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Qua đó tôi cũng xin đưa ra ý kiến của bản thân về cttp hình thức khi những hành vi thực hiện tội phạm chỉ thể hiện bằng hình thức khác còn bản chất về mục đích của ngừơi phạm tội lại mong muốn hậu quả xảy ra khác. Ví dụ tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân(điều 84, khỏan 1) “ người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm hại tính mạng... tù chung thân hoặc tữ hình” thể hiện bằnh hành vi giết người nhưng mục đích của người phạm tội không chỉ nhằm xâm hại tình mạng, của người bị hại mà nhằm mục đích khác đó lá chống phá chính quyền nhân dân.

Theo tinh thần của giáo trình luật hình sự đại học luật hà nội thì hai hậu quả (thiệt hại về tinh thần) (đặc điểm khách thể bị xâm hại của nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm), và hậu quả về hành vi khách quan của tội hiếp âm (111) là hậu quả giao cấu không tương đồng nhau nên việc xem tội hiếp dâm là cttp hình thức phù hợp với lập luận

nhưng theo tinh thần giáo trình với bình luận blhs của tác giả đinh văn quế lại đối lập nhau về phân tích cttp

tôi xin đưa ra trường hợp thế này để phân tích cttp hiếp dâm thuộc lọai nào

thanh niên a và người phụ nữ b( cả 2 đều đạt tuổi vị thành niên) là bạn thân (tình cảm 2 người không vượt quá tình cảm bạn bè). Một hôm a goi điện cho b bảo có chuyện buồn, muốn gặp b cùng tâm sự. B đồng ý, a chở b đi nhậu bằng xe của a. khi 2 người uống được khá nhiều thì b xin phép đi vệ sinh. Sau khi ra khu vực phía sau quán nhậu vì quá say nên b trong tình trạng không mặc quần mà ngủ thiếp đi. Thấy b đi khá lâu mà chưa vô nên a đi tìm, thấy b đang say ngủ trong tình trạang lỏa lồ, dục vọng a nổi lên. Ngay lúc đó a cởi hết quần áo của mình và b, sờ sọan khắp người b, ngồi lên người b nhét dương vật vào miệng b sau đó kết thúc quá trình sinh lý trong miệng b. a ngủ bên cạnh b cho khi b thức dậy thì nhận thức được chuyện gì đã xảy ra và đến cơ quan công an trình báo.

Phân tích tình huống trên thì hành vi của a thỏa mãn cttp hiếp dâm nhưng chưa thõa mãn hành vi giao cấu

nếu xem xét theo lý luận của giáo trình luật hình sự là cttp hình thức(không yêu cầu thiệt hại về tinh thần) nhưng nó đòi hỏi phải có hành vi giao cấu xảy ra, hậu quả là thiệt hại về tinh thần thì hành vi của a chưa thỏa mãn hết dấu hiệu hành vi cuả tội hiếp dâm nên không thể định tội danh( có một số ý kíên cho rằng đây là cttp hình thức – xem hành vi giao cấu là hậu quả của tội phạm nhưng ở đây xem hành vi giao cấu là hanh vi khách quan nên ý kiến trên chưa thỏa mãn và tất nhiên cũng không được xem là phạm tội chưa đạt vì đã khẳng định đây là cttp hình thức vả lại tình huống có đề cặp khi a thực hiện hành vi thì điều kiện khách quan rất thuận tiện không gì có thể ngăn cản và thời gian cho đến khi b thức đủ để a thỏa mãn dục vọng.)

nếu xem xét theo lý luận của tác giả đinh văn quế thì hậu quả là hành vi giao cấu là yếu tố bắc buộc mới cttp tội hiếp dâm . Nếu xem xét trong trường hợp này thì có thể thấy a có đầy đủ điều kiện thực hiện tội phạm đến cùng nhhưng hậu quả không xảy ra không phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà tự ý người phạm không thực hiện hết tội phạm. Vậy thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của a với tội danh gì ? Đương nhiên là không thể dâm ô với phụ nữ.

(giả sử a đã hòan tòan thú nhận hành vi của mình trước cơ quan điều tra và bản hỏi cung của a hòan tòan trùng khớp với bản lấy lời khai của b)

vấn đề đặt ra chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của a khi tội hiếp dâm là cttp hình thức với định nghĩa như sau : “hiếp dâm là hành vi vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được nhằm giao cấu với nạn nhân”

  • phân tích về định nghĩa tội hiếp dâm tại điều 111 blhs k1 "người nào có hảnh vi dùng vũ lực, đe doa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được giao cấu với nạn nhân hoặc thủ đọan khác nhằm giao cấu trái ý muốn với nạn nhân thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”

hành vi khách quan: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự được hoặc dùng htủ đọan khác. Sở dĩ người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan đựợc liệt kê như trên nhằm phục vụ cho mục đích triệt tiêu sự phản kháng của nạn nhân hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất ( sự phản kháng của nạn nhân là để tự bảo vệ quyền bất khả xảm phạm về tình dục của mình khi có căn cứ để người bị hại cho rằng mình sắp bị xâm hại)

cốt yếu là hành vi giao cấu được xem là hành vi hay “hậu quả “. Hành vi khách quan được phân tích ở trên chỉ là việc người phạm tội tạo ra để tạo cho điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện các hành vi tiếp theo là hành vi giao cấu. Giả sử nếu người bị hại nhận thức được kết quả chuẩn bị xảy ra là hành vi giao cấu mà ngừơi bị hại không tỏ thaí độ phản đối bằng hành vi phản kháng (loại trừ trường hợp không thể tự vệ) thì chắc rằng không có gì ngăn cản giao cấu tất nhiên người phạm tội không cớ gì phải dùng bạo lực, đe dọa dùng vũ lực...

qua đó có thể thấy giao cấu vẫn là hành vi phạm tội hiếp dâm được tạo điều kiện bằng các hành vi đi liền trước nó.

Cho dù cttp vật chất hay hình thức đều thừa nhận giao cấu là “kết quả” cuả tội phạm.

Đối với tội này khi bắt đầu thực hiện hành vi giao cấu thì lúc đó cũng đồng nghĩa với hậu quả đã xảy ra (không yêu cầu phải kết thúc về quá trình sinh lý )

    • kết luận

cttp hình thức

vấn đề tiếp theo cần xác định là: hậu quả ở đây là htiệt hại về tinh thần ( do bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm) hay hậu quả là gì khác?

Khi hành vi giao cấu bắt đầu xảy ra (quyền bất khả xâm phạm vể tình dục cảu người phụ nữ bị xâm hại), điều đó gây ra sự tổn thất về tinh thần khi trước cho đến nay dư luận xã hội vẫn coi đó là thứ quan trọng nhất trong suốt một đời của người phụ nữ nhất là đối với việt nam, sự dèm pha, nghi ngờ về người phụ nữ là không tránh được.

Nên khi hành vi giao cấu xảy ra đồng thời hậu quả bị giao cấu trái ý muốn xảy ra đồng nghĩa với gây ra hậu quả thiệt hại về tinh thấn.

> hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đọan khác là yếu tố duy nhất của cttp hiếp dâm nhằm tạo điều kiện thuận ủalợi cho hành vi giao cấu xảy ra, triệt tiêu mọi sự phản kháng của nạn nhân (như tung đạp, đấm, đá, đập aty chân giãy giụa, la hét...) mới có thể giao cấu được . Khi hành vigiao cấu xảy ra và thiệt hại về tinh thần cũng được thực tế hóa.

Từ đó pháp luật mới có thể phát huy tác dụng về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của ngừơi phụ nữ.

(tất nhiên những phân tích trên đây phải chứng minh bằng đúng lỗi của người phạm tội và tâm lý c nạn nhân- nv của cơ quan điều tra).

  •  4264
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…