DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận định về HĐLĐ

Mình sắp thi môn LLĐ,vì không có đề cương nên lên mạng tìm 1 số câu nhận định về tự làm nhưng không tìm được đáp án,ai rảnh vào xem giùm mình làm vậy đúng hay chưa nhé ^^,cám ơn mọi người

 

         Câu 1) HĐLĐ được giao kết không đúng thẩm quyền sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Đúng. (hem biết giải thích)

          Câu 3) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thể giao kết bằng lời nói.

Sai.

Vì HĐLĐ theo mùa vụ không nói rõ thời gian tối đa,mà theo khoản b điều 1 mục I thông tư21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 thì chỉ những công việc có thời hạn dưới 3 tháng hoặc giúp việc gia đình mới có thể được ký kết bằng miệng (lời nói).

          Câu 5) NSDLĐ không được phép giao kết liên tiếp 03 hợp đồng xác định thời hạn đối với NLĐ.

Sai.

Vì theo khoản a điều 2 mục I thông tư21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 thì riêng đối với NLĐ là người đã nghỉ hưu,thì 2 bên có thể ký kết nhiều lần loại hợp đồng mùa vụ hoặc1 công việc có thời hạn dưới 12 tháng,nghĩa là có quyền ký nhiều hơn 3 lần hợp đồng xác định thời hạn.

          Câu 7) Trong thời gian thử việc,NLĐ được hưởng tiền lương thử việc ít nhất bằng 75% tiền lương theo HĐLĐ chính thức.

Sai.

Vì theo điều 32 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung 2002,2006,2007 thì NLĐ trong thời gian thử việc thì được hưởng ít nhất 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.

          Câu 9) Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ,NSDLĐ phải bố trí NLĐ tiếp tục làm việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Sai.

Vì trường hợp tạm hoãn HĐLĐ do NLĐ bị tạm giữ,tạm giam và việc tạm giữ tạm giam đó có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động,thì theo điểm a khoản 2 điều 10 nghị định số44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 khi NLĐ là người phạm pháp nhưng không bị giam,NSDLĐ có quyền sắp xếp công việc mới cho khác với HĐLĐ cũ đối với NLĐ.

          Câu 11) NSDLĐ được phép quy định thêm những căn cứ ( ngoài điều 38 BLLĐ) để đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Sai.

Vì NSDLĐ chỉ có quyền quy định những nội quy trong nội quy lao động (theo đúng pháp luật) hoặc tham gia thảo ước lao động tập thế.Còn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ,ngoài các trường hợp quy định tại điều 38 BLLĐ,NSDLĐ không được tự ý quy định thêm bất kỳ căn cứ nào mà không có sự cho phép cuả pháp luật.

          Câu 13) NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Sai.

Vì theo khoản 3 điều 111 chỉ có trường hợp NLĐ là nữ thì NSDLĐ mới NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

          Câu 15) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật sẽ được trợ cấp thôi việc.

Sai.

Vì điều 42 BLLĐ thì ngoài việc chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật,thì NLĐ muốn được hưởng trợ cấp thôi việc thì phải làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp,cơ quan,tổ chức từ đử 12 tháng trở lên.

          Câu 17) Tổng thời gian làm việc của các HĐLĐ chính là tổng thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc.

Sai.

Vì theo khoản 3 điều 2 thông tư17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 thì thời gian làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc của các HĐLĐ cùng với 1 số quãng thời gian (nếu có) được quy định tại điểm d khoản 3 điều 14 nghị định số44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định tại nghị định số127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ.

          Câu 19) Nếu chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn,NLĐ phải bối thường chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Sai.

Vì theo khoản 3 điều 41 BLLĐ và điều 13 nghị định số44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ thì chỉ trường hợp người chủ động chấp dứt HĐLĐ trước thời hạn là NLĐ thì mới phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có).Nghĩa là nếu NSDLĐ là người chủ động chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn thì NLĐ không phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có)

          Câu 21) NLĐ bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là 1 sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.

Đúng.

Vì theo điểm g khoản 1 điều 37 và điểm c khoản 1 điều 38 thì chỉ cần khi NLĐ bị tai nạn,ốm đau sau 1 thời gian điều trị (tùy thuộc vào loại hợp đồng) mà vẫn không thể phục hồi khả năng lao động thì các bên sẽ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ,trường hợp thương tật vĩnh viễn càng có thể.

  •  3637
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…