DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận diện tình tiết Tái phạm và Tái phạm nguy hiểm

Nhận diện tình tiết Tái phạm và Tái phạm nguy hiểm

Tình tiết tái phạm được quy định tại điều 53 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với ý nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, tái phạm nguy hiểm còn có ý nghĩa là tình tiết định khung tăng nặng, vậy 02 tình tiết này được xác định như thế nào? Mời bạn xem bảng phân tích dưới đây:

 

Tái phạm

Tái phạm nguy hiểm

Định nghĩa

 Là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

 

 

Dấu hiệu xác định

– Một là, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Toà án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực PL hay chưa. Vì vậy, ngay từ khi tuyên án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó lại phạm tội mới theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì được coi là tái phạm (quy định này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội).

– Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích. Điều này có nghĩa là điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.

– Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Để xác định tái phạm, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định như phạm tội mới do cố ý, hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.

 

Việc xác định một người “tái phạm nguy hiểm” trong trường hợp này phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

Một là, người phạm tội đã tái phạm. Có nghĩa rằng, trước lần bị đưa xét xử này, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm.

Dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới coi là tái phạm nguy hiểm.

Mặc dù khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tình tiết tái phạm không nêu dấu hiệu phải được Tòa án xác định bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc xác định tình tiết tái phạm không thể tiến hành một cách độc lập mà chúng phải gắn liền với việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong khi đó, theo BLHS, BLTTHS, việc tuyên một người có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án, quyết định hình phạt cũng chỉ do Tòa án.

Đồng thời, khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 chỉ nêu lên dấu hiệu để xác định tái phạm chứ không quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác định người phạm tội tái phạm. Cho nên, khi kết án người phạm tội ở lần thứ hai mà Tòa án không xác định người phạm tội tái phạm thì về nguyên tắc khi xét xử tội mới, Tòa án không được áp dụng tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này.

Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm và trường hợp thứ nhất của tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm tội phạm do vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau và được xử sau và lần phạm tội mới này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do BLHS quy định.

 

Căn cứ

Khoản 1 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

Khoản 1 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

 

 

  •  18446
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…